Lá tía tô có tính ấm, không độc dùng đun nước uống hằng ngày giúp chống lão hóa da hiệu quả.
Tía tô là loại cây thảo, cao 0,5- 1m, lá mọc đối, mép khía răng, mặt
dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.
Hoa nhỏ màu trắng mọc thành cụm ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối,
4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa.
Tía tô tính ấm, vị cay, có nhiều tinh dầu thơm, tác dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Hình minh họa
Toàn cây tía tô có tinh dầu thơm và có lông. Lá có tác dụng rất tốt cho sức khỏe thường dùng trong ẩm thực ngoài ra còn được sử dụng để làm đẹp hiệu quả.
Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá là
rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ
cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Chống lão hóa da với lá tía tô
Bạn lấy lá tía tô phôi khô và đun nước nấu uống hàng ngày như uống
trà sẽ giúp bạn giải nhiệt và thanh lọc co thể đồng thời chống lại lão
hóa da. Theo đó, những dưỡng chất có trong nước tía tô sẽ ngầm vào người
từ từ, dần làm trắng da cho bạn.
Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng của việc uống nước tía tô là giúp
tẩy tế bào chết, cải thiện da khô, làm mềm vết chai cũng như làn da.
Các bạn thường xuyên uống sẽ nhanh có làn da đẹp, mịn hơn rất nhiều.
Đồng thời, đây cũng là cách chống lão hóa da tuyệt vời.
Lưu ý khi dùng lá tía tô
Đối với thai sản, trong Đông y truyền thống, chỉ thấy nói đến tác
dụng an thai. Chủ yếu là dùng cành tía tô để chữa động thai và không nói
đến tác dụng giúp bà bầu sinh nở dễ dàng. Vì vậy, bác sĩ Trần Văn Thanh
khuyến cáo, đó là những kinh nghiệm được truyền tai nhau. Có thể có tác
dụng với người này nhưng không tác dụng với người kia do cơ địa.
Chính vì vậy, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc
thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt
là với thai phụ. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.
Theo Khỏe&Đẹp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét