Cây tía tô được biết đến là một loại rau thơm ăn kèm với nhiều món ăn. Trong Đông y, lá tía tô lại được coi là một cây thuốc có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh sau:
Tác dụng giải cảm
Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải thông tin cung cấp từ PGS.
TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ
truyền, dưới góc độ Đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa
hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ
truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng
cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt. Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng
kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành - tía tô sẽ có tác dụng giải cảm
cho những người bị cảm.
Theo thông tin đăng tải trên báo Nông Nghiệp Việt Nam và
VNMedia, lá tía tô được sử dụng làm một số bài thuốc chữa bệnh dưới đây:
Lá tía tô là cây thuốc Đông y chữa được nhiều loại bệnh (ảnh minh hoạ)
Chữa cảm lạnh
Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một
nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống
nóng và đắp chăn ấm.
Cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng,
tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều
ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy
Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành
cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng
hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy
máu.
Chữa ăn phải cua độc
Trong trường hợp này bệnh nhân thường bị đau bụng, nôn mửa
hoặc sưng phù, nổi ngứa. Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
Chữa táo bón cho người suy nhược
Hạt tía tô, hạt me lượng
bằng nhau giã nhuyễn cho nước lắng lấy nước nấu chín.
Hạt tía tô, hạt vừng đều 10g, giã nhuyễn cho nước lấy nước nấu
cháo, bài này được dùng cả khi táo bón do ung thư ruột
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét