Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Lở ở miệng – bệnh herpes (4 bài)

Bài 1. Bệnh Herpes

Ở Mỹ, hơn 30 triệu người mang bệnh herpes đường sinh dục (genital herpes). Bệnh gây do một loại siêu vi trùng (virus), lây truyền qua giao hợp. Siêu vi trùng herpes vào cơ thể ta qua các màng nhày (mucosa) của miệng hay cơ quan sinh dục, hoặc qua các vết thương trên dạ
Thực ra, có 2 giống siêu vi trùng herpes khác nhaụ Chúng tuy khác giống, nhưng chung một dòng: giống hay tấn công miệng và môi được đặt tên giống số 1, giống hay tấn công cơ quan sinh dục, giống số 2. Địa phương nào, anh hùng nấy: 90% các trường hợp lở môi, miệng, có khi quanh mặt, gây bởi siêu vi trùng herpes, là do giống 1; trong khi 80% các vết lở đường sinh dục, gây bởi siêu vi trùng herpes, là do giống 2.
Như vậy, ta có đến hai loại bệnh herpes: herpes môi miệng (orolabial herpes) và herpes đường sinh dục (genital herpes).
Herpes môi miệng
Trận công kích đầu tiên của bệnh herpes môi miệng có thể rất nặng, hay thấy ở trẻ con và người trẻ tuổị Bệnh gây nóng sốt, bứt rứt, đau nhức các bắp thịt, đau cổ họng, nổi hạch ở cổ. Cổ họng, vòm miệng, nướu, lưỡi, môi của người bệnh đầy những vết lở đau khiến khó ăn uống. Triệu chứng kéo dài từ 3 đến 14 ngàỵ Đây là bệnh gây do siêu vi trùng (virus), nên dùng trụ sinh chẳng ăn thua gì, không làm căn bệnh thuyên giảm mau hơn. Sự chữa trị gồm các phương cách giúp người bệnh bớt đau và dễ chịu, trong lúc chờ căn bệnh qua đị
Sau trận công kích đầu tiên gây khổ sở 3 đến 14 ngày, siêu vi trùng herpes giống 1 rút êm vào một hạch thần kinh có tên “trigeminal ganglion” trên óc, nằm dưỡng quân. Sau đó, người bệnh thỉnh thoảng lại có những vết lở mọc quanh miê.ng. Ấy là những lúc siêu vi trùng giống 1 từ hạch thần kinh ra dạo chơị Trong vòng 1-2 tuần, các vết lở đóng vẩy, lành dần, không để lại thẹọ Những vết lở này hơi đau, hoặc ngứạ Uống trụ sinh hoặc thoa kem trụ sinh không ăn thuạ Chỉ cần thoa chút vaseline, nếu vết lở làm ta khó chịụ
Herpes đường sinh dục
Triệu chứng của bệnh herpes đường sinh dục là những vết thương trông như những hạt nước nhỏ, xuất hiện trên dương vật người đàn ông, trên và chung quanh bộ phận sinh dục người phụ nữ bị bê.nh. Có khi chúng xuất hiện trong âm đạo, trên cổ tử cung hoặc quanh hậu môn. Những hạt nước nhỏ này mau chóng bể vỡ, tạo những vết loét ngứa hoặc nóng. Nếu có nhiều vết herpes quây quần gần nhau, người bệnh có thể tiểu tiện hoặc đi lại khó khăn vì đaụ Trong vòng một tuần hay hơn, các bong bóng nước dập vỡ, sau đó đóng vẩy và lành dần, không để lại thẹọ
Giống bệnh herpes môi miệng, trận công kích đầu tiên của bệnh herpes đường sinh dục cũng thường nặng nhất. Nhiều người bệnh thấy mệt mỏi, nóng sốt, đau nhức bắp thịt, các hạch ở háng sưng to và đaụ Có vị đau dữ lắm, đi cầu, đi tiểu không được.
Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong vòng 2-7 ngày sau khi giao hợp (sexual contact) với người mang bệnh herpes. Cũng có khi triệu chứng phát ra chậm, vài tháng sau đó, khiến người bệnh, nếu có nhiều bạn cùng ngủ chung giường (sexual partners), khó biết ai là người đã tặng món quà này cho mình.
Có cách chữa trị hữu hiệu làm giảm những triệu chứng gây do bệnh herpes đường sinh dục của bạn, trong lần công kích thứ nhất của nó. Điều quan trọng là bạn đi viếng bác sĩ sớm, ngay khi bạn nghĩ: “Chết cha, chắc bị herpes rồi”. Đừng dùng mấy viên “Ampi” vớ vẩn ở nhà. Nếu đúng bạn bị herpes, thuốc acyclovir (Zovirax) sẽ giúp triệu chứng của bạn mau chóng thuyên giảm. (Hai thuốc mới Famvir và Valtrex được xem cũng hữu hiệu không kém Zovirax).
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí, lắm khi nhiều họa cùng xảy ra một lượt. Nếu bạn nhiễm herpes, cùng lúc bạn có thể nhiễm những bệnh truyền do tình dục (sexually transmitted diseases) khác: giang mai, lậu, chlamydia, AIDS… Sao không? Trong lãnh vực y khoa, bác sĩ xin phép nghĩ xa hơn bạn một chút, và trong lúc thăm khám, sẽ tìm xem bạn có nhiễm thêm những bệnh này không. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn thử máu tìm bệnh giang mai (syphilis) và AIDS, hai bệnh nguy hiểm thường không gây triệu chứng gì đặc biệt có thể khám thấy, trong gia đoạn sớm của chúng.
Khổ thay, bệnh quỉ chưa có thuốc tiên. Trong trận tổng tấn công đầu của herpes, acyclovir chỉ có thể giúp các triệu chứng của bạn mau chóng thuyên giảm, song không tiêu diệt được quân thù. Quân herpes, sau đó, sẽ di tản chiến thuật vào những hậu cứ trong các hạch thần kinh của cột xương sống. Nằm chờ thời, dưỡng quân, nhiều tháng, có khi nhiều năm.
Có người may mắn, không bao giờ bị herpes tấn công lần nữạ Nhưng rất nhiều người đã có duyên gặp gỡ herpes, cái duyên ấy theo đuổi, có khi mỗi tháng. Những trận tấn công sau của herpes thường nhe.. Tổng hành dinh herpes, đặt tại những hạch thần kinh của cột xương sống, lâu lâu lại gửi ít quân du kích ra quấy phá, gây vài vết loét nho nhỏ, với ít triệu chứng. Nhiều người bệnh có thể tiên đoán trước, lúc du kích herpes sắp quấy phá, do thấy tê, nóng ở chỗ những vết loét sắp xuất hiện. Thường ở chỗ có những vết loét đã xuất hiện trong lần tấn công đầụ
Nếu những trận tấn công sau của herpes nhẹ, không gây nhiều triệu chứng khó chịu, bạn không cần phải dùng acyclovir, vì thuốc không giúp nhiều, lại đắt tiền. Triệu chứng khó chịu hơn, bạn có thể dùng thuốc trong 5 ngàỵ Nếu bạn trong năm bị herpes làm phiền trên 6 lần, rất khó chịu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn dùng thuốc mỗi ngày (2 đến 3 lần) để ngừa những trận tấn công kế tiếp của herpes. Cho đến nay, người ta thấy việc dùng acyclovir, lâu hơn 6 năm, để ngừa các cơn herpes tái phát, vẫn không gây hại gì cho cơ thể. Tuy vậy, mỗi năm, ta thử ngưng thuốc, xem không có thuốc, herpes còn trở lại làm phiền bạn không.
Những trận tấn công của herpes, thường xảy ra vào những lúc bạn căng thẳng tinh thần (stress) hoặc đang bê.nh. Vậy, giúp sức khỏe luôn trong tình trạng tốt bằng cách ăn uống đều hòa, vận động thường xuyên, ngủ nghỉ đầy đủ, may ra sẽ tránh được những cơn tấn công liên tiếp của herpes. Và cũng nên cố tránh những căng thẳng. Có người ngờ rằng quần áo bó sát (như quần jeans) hoặc đồ lót chật, cũng làm herpes tái phát nhiều hơn.
Trong một trận công kích của herpes, có vài việc bạn có thể tự làm ở nhà để đỡ khó chịu:
- Dùng thuốc mua không cần toa (Tylenol, Aspirin…) để chữa đau và nóng sốt nếu có.
- Ngâm chỗ có vết herpes với nước ấm, khoảng 5 phút, ngày 2-3 lần.
- Nếu đau nhiều, bạn dùng kem giúp giảm đau nhức (anesthetic cream), thoa lên chỗ đaụ Bạn có thể nhờ bác sĩ biên toa cho bạn mua loại kem nàỵ Bạn cũng có thể dùng bọc nước đá (ice bag) áp vào chỗ đaụ
- Tránh mặc quần hay quần lót chật.
- Mặc đồ lót bằng chất bông (cotton) thay vì chất hóa học (synthetic materials), vì chất bông mát, không làm bí hơi, không khí ra vào chỗ lở đau dễ hơn.
- Giữ vùng bị lở sạch và khộ Tắm xong, tránh chà xát vùng lở với khăn tắm, ngược lại, chỉ nên dùng khăn tắm thấm cho khô (pat dry). Hoặc dùng máy thổi làm khô tóc (hand held hair dryer set on cool) thổi khô vùng bị lở. Nhớ thổi mát thôi (set on cool), đừng để máy nóng, sơ…. phỏng. Nếu dùng khăn tắm thấm khô vùng lở, dùng xong, nên thay khăn khác lau mình, hầu tránh đem siêu vi trùng từ chỗ lở đến các nơi khác. Sau đó, thay giặt quần áo và khăn tắm bằng thật nhiều nước ấm.
Biến chứng của herpes
Herpes, tuy phiền toái, thường là bệnh không nguy hiểm cho người lớn. Song, phụ nữ bị herpes, trong lúc sanh nở, có thể lây truyền bệnh cho cháu bé sơ sinh, khi cháu bé đi qua đường sinh dục người phụ nữ ra góp mặt với đờị Bệnh herpes ở trẻ sơ sinh có thể rất nặng, gây tử vong (20% các trẻ bị herpes nặng, toàn diện, sẽ chết). Những trẻ may mắn sống sót, sau hay có các biến chứng thần kinh nặng, hoặc hay bị herpes tái phát.
Nếu bạn từng bị herpes đường sinh dục và nay mang thai, bạn nên cho bác sĩ sản khoa của bạn biết. Lúc chuyển bụng, rủi bạn đang có những vết loét gây do herpes, để tránh cho em bé khỏi lây bệnh khi đi ngang qua đường sinh dục phía dưới của bạn, bác sĩ sẽ mổ phía trên để lấy em bé rạ Chồng hay bị herpes đường sinh dục tái phát, vợ mang thai, hai vợ chồng nên tránh giao hợp vào những tháng cuối, khi người vợ sắp sanh.
Các nhà nghiên cứu còn nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, siêu vi trùng herpes góp phần gây ung thư cổ tử cung. Phụ nữ mang bệnh herpes nên đi khám bác sĩ hàng năm nhờ thăm khám và làm vết phết cổ tử cung tìm ung thư (Pap smear).
Tuy hiếm khi xảy ra, nhưng siêu vi trùng herpes có thể tấn công và gây bệnh nguy hiểm ở mắt. Nên tránh sờ chỗ loét do herpes, rồi bôi lên mắt. Luôn nhớ rửa tay bằng xà-phòng và thật nhiều nước, nếu có việc phải sờ đến chỗ bị herpes.
Phòng ngừa herpes
Bị herpes phiền phức lắm. Các cụ ta có nhiều lời khuyên hay đáo để, chẳng hạn, “chọn mặt gửi vàng”. Trao đổi tâm tình trong cuộc sống, bạn hãy chọn một người bạn tin cậy, một người đàng hoàng, không phải dân chơi bờị Nếu may cái tâm tình của “hai trẻ” càng lúc càng sâu đậm, đến một lúc… đi đến hôn nhân, một vợ một chồng. Chưa ai bị herpes. Tuyệt.
Khổ, ở cái đất Mỹ, người ta đã quen với lối thử hàng trước rồi mới mua hàng saụ Cẩn thận, dù đã đến giai đoạn tin nhau trao hết cho nhau, khi chưa lấy nhau, bạn cũng chẳng nên tin… hết, chẳng nên tin ai bằng tin chính mình. Vì có thể người mà bạn đang đặt hết lòng tin tưởng, biết đâu trước đây đã thử hàng với nhiều người khác, trong người đang có siêu vi trùng herpes, siêu vi HIV (gây bệnh AIDS) và… nhiều thứ ghê gớm khác. Vậy, nếu giao hợp là việc không tránh được:
- Luôn luôn dùng bao cao su (condom) khi giao hợp.
- Chớ nên giao hợp với người đang có những vết loét bất thường trên bộ phận sinh dục. Nhưng nhớ rằng người bị herpes, vẫn có thể truyền bệnh cho người khác khi không có vết thương nhìn thấy, vì nhiều người đã có sẵn siêu vi trùng vài ngày trước tại chỗ sẽ có vết loét xuất hiện. Hoặc siêu vi trùng vẫn còn hiện diện ở đấy vài ngày sau khi vết thương gây do herpes đã lành.
- Ngược lại cũng vậy, mang bệnh herpes đường sinh dục, bạn không nên giao hợp với ai khi đang có vết thương do herpes, dù chỉ… sơ sơ bên ngoài (if you are infected with herpes, avoid all sexual and genital contact during an attack, including rubbing against your partner). Làm vậy tội chết. Những lúc ấy, cũng đừng nên cho ai khác mặc chung quần áo hoặc dùng chung khăn tắm.
- Nếu bạn đang có vết lở ở môi miệng, đừng hôn ai để lây bệnh cho ngườị Cũng đừng cho người khác dùng chung những vật dụng dùng ăn uống như muỗng, nĩa, đĩa, ly…
Sau nữa, chưa kết hôn, trong mỗi giai đoạn của cuộc đời độc thân, bạn chỉ nên ngủ cùng giường với một người bạn tình. Nay người này, mai người khác, rất dễ bị lây bê.nh.
Bài viết này để tặng những bạn còn độc thân vui tính. Nhưng cũng có ý tặng các vị không còn độc thân, song có máu phiêu lưu, thỉnh thoảng làm những chuyến viễn du ngoài gia đình (xin phép vợ về Việt Nam thăm mẹ già, tiện ghé thăm những người em chưa hề biết mặt, vì đói khổ, bán thân nuôi miệng). Mong những vị này sợ AIDS, sợ herpes, sợ nhiều thứ khác nữa, sẽ chùn chân, dừng bước phiêu lưụ “Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn”. Ao nhà bao giờ cũng sạch hơn ao người đã lắm kẻ tắm lội

Bài 2. Herpes sinh dục là một căn bệnh thường gặp nhưng rất khó điều trị

“Herpes sinh dục” là một bệnh loét sinh dục thường gặp nhất ở những nước phát triển
Virus Herpes Simplex gây loét ở bộ phận sinh dục. Căn bệnh này có thể tự bình phục mà không cần phải điều trị nhưng mầm bệnh vẫn còn lưu lại trong cơ thể và sẽ tái phát bất kỳ lúc nào, gây stress về thể chất cũng như tinh thần.
Khi căn bệnh tái phát, triệu chứng sẽ ít hơn. Ở một số ít trường hợp, bệnh gây ra viêm não hoặc viêm màng não. Nếu bệnh lây sang trẻ sơ sinh, bệnh có thể gây tử vong. Loét sinh dục gây nhiễm HIV và Herpes sinh dục ở những nước phát triển.
Herpes sinh dục lây lan khắp nơi trên thế giới, không phân biệt nước giàu nghèo
Herpes sinh dục có mặt khắp nơi trên thế giới. Kết quả kháng thể dương và kết quả lâm sàng thường không đồng nhất và triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Thêm vào đó, hầu hết nhiều nước không nói rõ số người nhiễm bệnh nên tỉ lệ người mắc bệnh trên toàn thế giới vẫn chưa biết một cách chính xác.
Kkông như những căn bệnh khác, bệnh hoa liễu loại này thường phát sinh ở những nước phát triển hoặc những giai cấp cao trong xã hội. Ở những nước phát triển, có khoảng 6-8% bệnh nhân và số người mắc bệnh Herpes chiếm từ 3-5%.
Cũng trong cùng một nước, những người thuộc tầng lớp thấp có khuynh hướng mắc bệnh lậu nhiều hơn, có khoảng 1/8-1/20 bệnh nhân mắc bệnh lậu bị nhiễm Herpes sinh dục. Những nước khác lại có ít người mắc bệnh lậu nhưng có nhiều người mắc bệnh herpes.
Virus Herpes là gì?
Virus Herpes Simplex
1. HSV-1: Đây là một loại Herpes đơn giản, thường gây ra lở ở môi hoặc bên trong miệng. 90% người lớn có kháng thể chống lại HSV-1. Bệnh này có thể bị lây nhiễm khi giao hợp bằng miệng.
2. HSV-2: Virus này lây qua đường tình dục. Căn bệnh gây nhiễm cơ quan sinh dục nam hoặc nữ.
Đối với bệnh nhân đã nhiễm bệnh, căn bệnh này sẽ tái phát liên tục vì vậy dịch tễ học có thể được thừa nhận qua kháng thể dương. Trước đây, HSV-1 và HSV-2 không được phân loại. Ngày nay, bệnh được phân loại rõ ràng và hình thức kiểm tra cũng có sẵn.
Nói chung, kháng thể HSV-2 không phổ biến ở vị thành niên. Tỉ lệ bệnh nhân tăng dần từ độ tuổi thanh thiếu niên cho đến 30 tuổi, và kéo dài cho đến 45 tuổi. Người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội hoặc thuộc nhóm thiểu số có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn.
Khoảng 80-90% gái mại dâm và 50% nam giới bị nhiễm bệnh hoa liễu có kháng thể dương. Tỉ lệ phụ nữ nhiễm bệnh nhiều hơn so với nam giới, chiếm từ 5-10%. Ở những nước đang phát triển, số người mắc bệnh chiếm tỉ lệ cao và thường ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Nhiễm HSV-1 thường thấy phổ biến ở những nước đang phát triển bởi vì loại bệnh này cản trở sự xuất hiện của HSV-2.
Mặc dù triệu chứng lâm sàng ít hơn, nhưng tỉ lệ tái phát của Virus Herpes chiếm 80%
Triệu chứng nhiễm Virus Herpes
- Bệnh xuất hiện từ 3-6 ngày sau khi giao hợp
– Cảm thấy ngứa và đau rát ở bộ phận sinh dục
– Nổi mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ ở bộ phận sinh dục
– Mụn nước và mụn mủ bể và gây loét
– Cảm thấy đau đớn và nước tiểu đọng lại ở vùng loét gây nhiễm trùng
– Nếu bệnh lan đến bụng, bệnh sẽ gây viêm tuyến bạch huyết ở đùi
– Phụ nữ có thai bị nhiễm Virus Herpes có thể bị vỡ màng, hoặc có thể truyền bệnh cho con hoặc có thể tử vong khi sinh.
(Phụ nữ có thai bị nhiễm Virus Herpes nên mổ lấy thai nếu có thể)
Chỉ có khoảng 20% người bị nhiễm bệnh biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm bệnh lần đầu đều biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Ngay cả khi bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, họ thấy việc khám bệnh là một điều không cần thiết. Nói chung, triệu chứng lâm sàng thường phát triển nặng ở phụ nữ.
Khi nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu, triệu chứng thường nguy hiểm và loét kéo dài hơn. Bệnh nhân bị nhiễm HSV-2 đã từng bị HSV-1 trước đây và có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn. Bệnh nhân bị nhiễm HIV mắc bệnh Herpes nặng hơn.
Tiên lượng bệnh khi mới nhiễm virus vẫn chưa rõ ràng. Nguyên nhân tái phát có thể là 1) HSV-1 hoặc HSV-2, hoặc 2) bị nhiễm nặng ở giai đoạn đầu. Sau 1 năm theo dõi bệnh, tỉ lệ nhiễm HSV-1 tái phát chiếm 55%, nhưng tỉ lệ nhiễm HSV-2 chiếm 80%. Bệnh tái phát thường xảy ra đối với bệnh nhân có triệu chứng nặng khi nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu, có lẽ vì bệnh lan vào các tế bào thần kinh nhiều hơn.
Bệnh tái phát cũng tùy vào từng cá nhân và tỉ lệ tái phát trung bình là 5 lần 1 năm. Bệnh tái phát thường phổ biến ở nam giới.
Điều trị bệnh như thế nào?
Uống thuốc chống Virus có thể điều trị được triệu chứng lâm sàng nhưng không điều trị được căn bệnh hoàn toàn. Bệnh sẽ tái phát liên tục.
Một loại thuốc chống Virus còn được gọi là Acyclovir (ACV) được dùng để cản trở yếu tố virus DNA và ngăn cản sự phát triển của Virus.
Hệ miễn dịch yếu do (stress hoặc mệt mỏi), thiếu vệ sinh, hoặc quan hệ tình dục với nhiều người có thể gây bệnh.

Bài 3. Bệnh lở Herpes

Hỏi:
Tôi hay bị lở trên môi thường xuyên, cứ vài tháng lại bị một lần. Mỗi lần bị lở kéo dài cả tuần lễ mới hết, làm rất khó chịu nhất là khi ăn uống. Tôi dùng nhiều thứ thuốc bôi nhưng chỉ đỡ chứ không hết hẳn và cứ bị đi bị lại hoài. Ngoài ra chồng tôi cũng hay bị lở ở chỗ kín, mỗi năm bị lở khoảng vài lần. Tôi có vặn hỏi nhưng chồng tôi chối, nói không đi chơi bời bậy bạ bao giờ.
Xin bác sĩ cho biết bệnh lở trên môi của tôi và bệnh lở chỗ kín của chồng tôi có liên quan đến nhau không? Thuốc bôi không thấy có hiệu quả, xin bác sĩ cho biết có thuốc nào uống cho hết hẳn hay không?
Vũ thị L.X.
Đáp:
Bệnh lở môi hay bị đi bị lại của bà và bệnh lở chỗ kín của chồng bà có thể là do bệnh cực vi trùng herpes simplex gây ra. Bệnh lở môi gọi là herpes labialis thường do cực vi trùng herpes loại 1, viết tắt là HSV-1 trong khi bệnh lở của bộ phận sinh dục gọi là herpes genitalis do cực vi trùng herpes loại 2 viết tắt là HSV-2.
Tuy nhiên một số ít trường hợp bệnh lở môi có thể do cực vi trùng loại 2 hay ngược lại, một thiểu số trường hợp bệnh lở sinh dục lại do cực vi trùng herpes loại 1 gây ra bệnh.
Cực vi trùng herpes có đặc điểm là xâm chiếm các tế bào thần kinh cảm giác hay giao cảm và có thể sống trong các tế bào này dưới dạng tiềm ẩn (latency) lâu dài.
Thông thường, cực vi trùng herpes xâm nhập màng nhày ở môi, miệng hay lớp da bị trày trụa, sau đó sẽ vào các tế bào thần kinh cảm giác (sensory nerves) chạy đến các hạch tế bào thần kinh gọi là ganglia, nơi đây sẽ sinh sôi nảy nở và truyền theo dây thần kinh đến vùng da hay màng nhày ở chỗ khác.
Cực vi trùng herpes một khi đã vào cơ thể sẽ tồn tại mãi trong các tế bào thần kinh. Khi ở dưới dạng tiềm ẩn sẽ không gây ra bệnh, tuy nhiên vì một nguyên cớ nào đó, thí dụ như bị chấn thương, bị kích thích do tia sáng tử ngoại, hay khi mức chống cự của cơ thể yếu kém, cực vi trùng herpes sẽ phát tác trở lại gọi là reactivation và gây ra bệnh lở.
Thường những bệnh lở, hoặc ở trên môi miệng do HSV-1 hoặc ở bộ phận sinh dục do HSV-2, đều sẽ tự khỏi sau vài ngày hay một hai tuần dù không chữa trị.
Tuy nhiên, dù thấy hết lở, bệnh do cực vi ttrùng vẫn còn và sẽ trở đi trở lại. Một số bệnh nhân có thể bị bệnh trở lại thường xuyên, vài tuần hay một hai tháng bị lại một lần. Những người khác có thể bị tái phát ít hơn, đôi khi cả một vài năm mới bị một lần.
Khi mới bị lần đầu, bệnh lở herpes thường gây ra nhiều triệu chứng nặng. Phần lớn ở trẻ em và thanh niên, cực vi trùng HSV-1 có thể gây ra lở và sưng môi, lợi, bên trong miệng và cuống họng. Có thể gây ra sốt và nổi hạch ở cổ.
Những triệu chứng này kéo dài từ 3,4 ngày đến cả hàng 2 tuần mới hết. Tuy nhiên khi tái phát sau này, cực vi trùng HSV-1 thường chỉ làm lở ở môi và nhẹ hơn, không nặng như lần đầu tiên.
Có thể nói hầu như người nào đến cỡ 40 tuổi cũng sẽ bị cực vi trùng loại HSV-1 xâm nhập, căn cứ vào mức kháng thể thấy có trên 90% trưòng hợp, tuy có người nhiều người ít triệu chứng. Hoặc có thể có cực vi trùng này nhưng không có triệu chứng gì cả và hoàn toàn không gây ra bệnh. Như thế vấn đề có triệu chứng hay có bệnh trở đi trở lại hay không sẽ tuỳ cơ thể và sức chống cự riêng của mỗi người.
Đối với bệnh lở trên bộ phận sinh dục do HSV-2 gây ra, khi mới bị lần đầu tiên, có thể có nhiều triệu chứng nặng như bị sốt, đi tiểu đau, nổi hạch ở háng và thấy có những vết lở ở trên dương vật hay ở cửa mình. Những triệu chứng này kéo dài vài ngày hay cả tuần, sau đó sẽ bớt dần.
Khoảng 90% những người bệnh bị herpes lần đầu tiên sẽ bị lại trong vòng 12 tháng, trung bình sẽ bị 4 lần lở tiếp theo đó, tuy những lần sau những triệu chứng sẽ ít dần hơn, như chỉ bị thấy ngứa lúc đầu và sau đó bị lở. Thời gian bị có thể cũng sẽ ngắn hơn lần đầu tiên.
Cực vi trùng herpes simplex ngoài việc gây bệnh lở còn có thể gây ra những bênh tại các cơ quan khác. Thường thấy là bệnh herpes ở mắt, làm đau mắt, đỏ mắt và làm lở võng mạc (cornea). Bệnh đỏ mắt do herpes gọi là herpetic keratitis này nguy hiểm vì có thể làm mù mắt vì hư võng mạc.
Đặc biệt nếu bị bệnh herpes trên mắt mà dùng thuốc nhỏ mắt có thuốc steroid, thí dụ như thuốc Maxitrol, Neo-Decadron…, sẽ làm nhiễm trùng herpes nặng hơn nhiều và làm hư võng mạc thêm hay những bộ phận sâu trong mắt làm mù. Vì thế, dùng thuốc nhỏ mắt phải cẩn thận và phải tránh dùng thuốc có chất steroid nếu nghi là bị đỏ mắt do herpes gây ra.
Một bệnh nguy hiểm khác do cực vi trùng herpes simplex gây ra là viêm não bộ (encephalitis). Bệnh viêm này rất nguy hiểm, thường khởi đầu bằng bệnh lở môi, sau đó cực vi trùng herpes theo hệ thống thân kinh xâm chiếm não bộ gây nên viêm não. Người bệnh bị sốt nặng và hôn mê dần. Nếu không định bệnh được và chữa sớm, mức độ tử vong rất cao.
Việc định bệnh cũng khó khăn vì muốn định bệnh chính xác phải làm biopsy, cắt một miếng não để nhìn dưới kính hiển vi. Vì thế, nhiều trường hợp phải chữa trị ngay bằng thuốc Acyclovir truyền vào tĩnh mạch khi nghi ngờ bị viêm não bộ do cực vi trùng herpes vì để lâu sẽ khó chữa hay có chữa khỏi cũng bị nhiều biến chứng thần kinh nguy hiểm.
Một chứng bệnh khác cũng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh khi người mẹ mang thai đến gần ngày đẻ bị nhiễm cực vi trùng HSV, khi sinh sẽ làm đứa bé sơ sinh bị nhiễm bệnh cực vi trùng này làm rất nguy hiểm, gây ra chết hay nếu có chữa được, đứa trẻ khi lớn lên cũng không bình thường.
Việc định bệnh nhiễm cực vi trùng herpes có thể dùng cách nhuộm gọi là Tzanck preparation, cạo một chút vết lở và nhuộm sẽ thấy có những đại tế bào đặc biệt của bệnh này, hay trong nhân có những vật thể gọi là intranuclear inclusions và sẽ định bệnh được. Chắc chắn hơn nữa là cấy cực vi trùng nhưng cách cấy này rất khó khăn nên ít thực hiện.
Thông thường nếu chỉ bị lở môi hay lở ở bộ phận sinh dục, có thể đoán bệnh bằng cách khám nghiệm thường và có thể cho thuốc chữa trị ngay không cần phải đợi kết quả thử nghiệm chắc chắn hẳn. Riêng trường hợp bị lở ở bộ phân sinh dục, cần phải thử máu thêm về bệnh giang mai và bệnh AIDS vì có thể đi chung với nhau và cùng là những bệnh truyên nhiễm do giao tiếp tính dục.
Cách chữa bệnh lở do herpes hiện nay có nhiều loại thuốc. Trước hết là loại thuốc thoa gồm penciclovir và acyclovir (bán duới tên thương mại là Zovirax). Tuy nhiên thuốc thoa chỉ dùng cho những trường hợp bị herpes lần đầu và phải thoa nhiều lần trong ngày, cứ bốn tiếng một lần như Zovirax. Đối với bệnh lở herpes tái phát trở đi trở lại, thuốc thoa không công hiệu mấy.
Thuốc uống hiện nay có 3 loại là acyclovir, famciclovir (bán dưới tên Famvir) và valcyclovir (bán dưới tên Valtrex). Thuốc avyclovir uống 200mg ngày 5 lần trong vòng 10 đến 14 ngày cho bệnh lở herpes lần đầu. Những lần sau có thể uống trong 5 ngày. Đối với người bị đi bị lại quá thường hàng 10 – 12 lần trong một năm, có thể dùng thuốc acyclovir đều đặn ngày 2 lần, uống hẳn trong 6 tháng để ngăn chặn.
Những thuốc Famvir và Valtrex mới hơn và chỉ cần uống ngày 3 lần hay 2 lần, không quá nhiều lần như acyclovir. Như thuốc Valtrex cho bệnh lở herpes ở bộ phận sinh dục bị tái phát chỉ cần uống 500 mg ngày 2 lần trong 3 ngày, hiệu quả và tiện hơn thuốc acyclovir.
Đặc biệt đối với bệnh lở môi herpes labialis khi bị trở đi trở lại, thuốc acyclovir không có công hiệu mấy để ngăn chặn. Thuốc mới được cơ quan FDA chấp thuận cho dùng để chữa là valcyclovir hay Valtrex, có thể dùng 2 grams ngày hai lần trong một ngày duy nhất để chữa bệnh lở môi tái phát. Nếu bị quá nhiều và trở đi trở lại quá thường xuyên, có thể dùng Valtrex 500 mg ngày một lần uống trong 4 tháng để ngăn chặn.
Tuy nhiên những thuốc trên chỉ chữa cho bệnh lở môi không lan nặng thêm và rút ngắn thời gian bị bệnh, không phải chữa cho dứt tuyệt hẳn. Hiện vẫn chưa có thuốc để chữa dứt hẳn bệnh herpes không bao giờ bị trở lại.
Tóm lại, bệnh lở do herpes gây ra là bệnh rất thường thấy. Tuy bệnh chỉ làm lở trong ít lâu và tự khỏi, một số ít trường hợp có thể có những biến chứng nguy hiểm như bệnh viêm não.
Bệnh này hiện nay đã có nhiều thuốc công hiệu để làm chóng lành và ngăn chặn không tái phát thường xuyên, nhưng vẫn chưa có thuốc để trị tuyệt hẳn cực vi trùng herpes vì cực vi trùng này vẫn có thể nằm dưới dạng tiềm ẩn trong giây thần kinh. Tuy nhiên với những thuốc công hiệu hiện nay, bệnh lở herpes tương đối đã có thể chữa một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn trước nhiều.

Bài 4. Các hiểu lầm về bệnh Herpes

Thỉnh thoảng môi bạn xuất hiện những vết phồng rộp đau rát, đó là do virus herpes gây ra. Virus này còn gây chứng mụn rộp ở cơ quan sinh dục.
Có khá nhiều điều ngộ nhận về herpes:
Herpes môi không lây
Hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, virus Herpes type 1 (HSV-1), thủ phạm gây rộp môi, sẽ bị phát đi khi ho và hắt hơi. Cả HSV-1 và HSV-2 (gây mụn rộp sinh dục) đều lây lan qua những tiếp xúc trực tiếp như quan hệ tình dục, hôn, đụng chạm hay dùng chung vật dụng cá nhân như cốc uống nước, son môi, bàn chải đánh răng…
Bệnh Herpes sinh dục có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng với trẻ sơ sinh khi chào đời theo kiểu đẻ thường. Nguy cơ này sẽ tăng cao nếu người mẹ bị nhiễm HSV-2 trong giai đoạn thứ ba của thai kỳ. Trong trường hợp ấy, cơ thể thai phụ thiếu các kháng thể bảo vệ nên dễ truyền virus sang con.
Herpes môi sẽ khỏi sớm nếu nốt rộp xuất hiện
Sai. Sự xuất hiện những vết phồng rộp trên môi chứng tỏ hệ miễn dịch đã bị kiềm chế, không không phát huy được khả năng ngừa bệnh lan tới trung tâm dây thần kinh.
Chữa khỏi herpes sẽ không bao giờ bị lại
Sẽ thật tuyệt vời nếu cái gì cũng có kết thúc đẹp đẽ như vậy, nhưng với bệnh Herpes thì không thế. Khi vào cơ thể, cả HSV-1 và HSV-2 đều di chuyển tới những nơi tập trung các dây thần kinh nhạy cảm, cư trú lâu dài ở đó, đợi khi cơ thể suy yếu để tấn công trở lại.
HSV-1 chỉ bị lây khi có vết phồng trên môi
Thực tế, nguy cơ lây lan virus cao hơn khi có vết phồng chứa nước vì lúc ấy virus đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, chúng có thể di chuyển bất cứ lúc nào dù đó là những tổn thương rất nhỏ trên da hay màng nhầy.
Dùng bao cao su thì không sợ lây herpes sinh dục
“Áo mưa” đã được chứng minh là một phương tiện hiệu quả trong việc giảm nguy cơ lây lan HSV-2. Tuy nhiên, bao cao su không an toàn tuyệt đối vì virus có thể lây qua sự tiếp xúc da với những vùng không được bảo vệ của cơ thể. Nó cũng có thể lây nếu bao cao su chất lượng kém hoặc không phù hợp.
Có thể diệt herpes bằng cồn hay iốt
Việc dùng các chất sát trùng mạnh ở vùng bị herpes không thể diệt hoàn toàn virus hay khống chế sự phát triển của herpes. Chúng còn dễ đốt cháy da.
Các chất khử trùng không chứa cồn có thể được dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng mụn mủ. Việc uống vitamin tổng hợp hằng ngày rất có ích trong việc duy trì khả năng của hệ miễn dịch và ngăn ngừa tái phát herpes.
Herpes chỉ ảnh hưởng đến da
Thực tế, nhiễm herpes là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người. Virus herpes dạng thường có thể tự kết hợp trong các tế bào thần kinh nên những vết đau xuất hiện trên da rất gần với các đầu dây thần kinh. Về lý thuyết, nó có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào có dây thần kinh nên cơ quan nào cũng có thể bị tổn thương, thậm chí cả não.
Những người bị herpes bẩm sinh có thể bị nhiều rối loạn chức năng hay tử vong ngay khi còn nhỏ. Herpes sinh dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông.

Nguyên nhân gây lở miệng và cách chữa

Có phải do nóng trong người?
Lở miệng là tình trạng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu. Theo lương y Vũ Quốc Trung, tình trạng lở miệng rất thường gặp, ai cũng trải qua ít nhất một lần. Mỗi lần bị lở miệng, lưỡi là thấy đau đớn, khó khăn trong ăn uống, nhất là khi ăn món mặn, dùng các loại nước chấm, tỏi, ớt...
Những vết loét có bờ đỏ, thật rõ, kích thước đa dạng (từ 1 - 2 mm hoặc to hơn), xảy ra độ vài ngày đến 2 tuần là tự khỏi, không bao giờ để lại sẹo. Tuy nhiên, bệnh thường tái phát. Trước đây, nhiều người cho rằng bệnh này do nóng trong người, hay ăn phải thực phẩm có tính nóng mà gây nên như thế; cần phải ăn thức ăn có tính mát. Nhưng về sau này, các nhà chuyên môn nhận thấy không phải như vậy, mà cho rằng bệnh lở miệng gây ra bởi một số yếu tố, trong đó có siêu vi, một vài chất hóa học có trong kem đánh răng, một chế độ ăn thiếu a-xít folic, hoặc chất sắt, và hay gặp ở những phụ nữ mang thai. Có giả thuyết mới cho rằng vi khuẩn Streptococcus - chuỗi cầu Sanguis; chấn thương tình cảm hay căng thẳng thần kinh cũng có thể khiến phát sinh lở miệng.
Hình minh họa
Chữa trị
Để chữa lở miệng, theo lương y Vũ Quốc Trung, chúng ta có thể dùng một số cách chữa theo kinh nghiệm sau đây:
- Nghiền nát vài mảnh cùi dừa rồi đem ép lấy nước để súc miệng khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày.
- Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay, dùng hai cốc nước này để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh.
- Đun sôi 2 cốc nước lạnh, sau đó thêm 1 cốc lá cỏ ca-ri, bắc xuống khỏi bếp và vớt lá ra, để nguội dùng nước đó để súc miệng từ 2-3 lần/ngày.
- Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi, rồi gạn lấy nước dùng súc miệng (từ 3-4 lần/ngày).
- Nhai 5 đến 6 lá rau húng và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần như thế.
- Nhai cà chua sống hoặc ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3-4 lần cũng có thể trị lở miệng một cách hữu hiệu.

Hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh tuy không nguy hiểm nhưng rất khó chịu ở người lớn và cả trẻ em. Nếu không để ý bệnh nhiệt miệng ở trẻ có thể dẫn đến lở loét rất khó điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ
Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, do nhiễm khuẩn…
Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng trẻ em
điều trị bệnh nhiệt miệng ở trẻ
Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét trong miệng của trẻ rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.
Cách chữa trị bệnh nhiệt miệng
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.
Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.
Cách chữa trị bệnh nhiệt miệng cho trẻ tại nhà
– Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.
– Để điều trị, mẹ cần cho trẻ uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.
– Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.
– Lấy một nhúm hạt mè đen sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày sẽ mau khỏi( cách này vô cùng công hiệu đối với ai thuộc thể âm hư hỏa vượng, thận âm hư…)
– Mẹ nên nấu nước rau má, rau ngô cho trẻ uống hằng ngày thay cho nước lọc, và phải uống đủ 1,5-2l/ngày
– Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.
– Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.
– Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.
– Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.
– Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

Bé 2-3 tuổi bị nhiệt miệng nên chữa như thế nào

Hỏi: Con trai tôi 2 tuổi, cháu đang bị nhiệt miệng nên ăn rất ít và sụt cân. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên để cháu mau khỏi bệnh.
Trả lời của bác sĩ nhi khoa:
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là một bệnh thường gặp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mỗi khi ăn uống gây xót, đau rát rất khó chịu, tiết nhiều nước bọt, ăn uống mất ngon.
Đối với trẻ em khi bị nhiệt miệng dễ quấy khóc, chảy nhiễu nhiều nước bọt ra ngoài miệng, bỏ ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến tình trạng sút cân.
Nguyên nhân gây loét miệng thường xảy ra khi sức đề kháng bé yếu, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, PP, C…), tác nhân gây bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn.
Quan trọng bây giờ là bạn nên vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt, mặc dù rất đau nhưng bạn cố gắng vệ sinh để tránh viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệt miệng mau lành.
Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin, đặc biệt là vitamin B, PP, C… Xay lỏng thức ăn và trái cây để bé dễ nuốt, sữa công thức, sữa chua, váng sữa vẫn cho bé ăn bình thường không kiêng cữ.
Điều trị chủ yếu dựa vào nguyên nhân, do chúng tôi không khám trực tiếp cho bé nên không thể tư vấn cho bạn cách dùng thuốc, trong giai đoạn này bạn cũng nên cẩn thận vì bệnh này cần phân biệt với bệnh tay chân miệng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường bạn nên đưa bé vào BV Nhi Đồng để khám sớm nhé.

Phòng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

Hỏi: Bé nhà tôi được 3 tuổi, cháu rất hay bị nhiệt miệng. Mỗi khi bị nhiệt cháu thường xuất hiện 1 hay nhiều vết loét trong miệng, bỏ ăn, và quấy khóc. Tôi cho bé đi khám, bác sĩ cho dùng thuốc bôi ngoài, bé đỡ đau nhưng lại hay tái phát lắm. Thưa bác sĩ, tôi cần làm gì để phòng bệnh cho bé ạ?
Trả lời của bác sĩ chuyên khoa nhi:
Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng rất dễ tái phát. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là chức năng miễn dịch bị suy giảm; do lượng hỏa dư tăng mạnh; do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài; do rối loạn bài tiết bên trong; do dị ứng với thuốc và thực phẩm; do vi khuẩn đặc thù gây nên…. Và rất nhiều chuyên gia cho rằng bệnh nhiệt miệng có liên quan đến việc suy giảm chức năng miễn dịch.
Để phòng bệnh cho trẻ bạn chú ý những điểm sau
Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….
Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc. Tập cho bé thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày là rất tốt. Nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt. Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Bé nhà bạn 2 tuổi, chưa biết súc miệng, bạn có thể chải răng, lưỡi với nước muối sinh lý ấm (nồng độ 0,9%) cho bé. Biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện, hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng
Khi bé bị nhiệt miệng, bạn có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, hiệu quả bằng các biện pháp tự nhiên, dễ thực hiện
Ở Việt Nam, chắc chắn có tới 90% người từng bị nhiệt miệng, số lần lặp lại có dấu hiệu tăng cao hơn vào mùa hè. Không khí nóng lực cộng với thói quen ăn uống không tốt như ăn mặn, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, lười uống nước, vệ sinh răng miệng chưa tốt….là những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh nhiệt miệng.
Làm thế nào để chữa nhiệt miệng nhanh nhất?
1. Xúc miệng thường xuyên
Bị nhiệt miệng khi ăn sẽ rất đau, để giảm đau trước khi ăn bạn nên xúc miệng bằng nước đá. Sau khi ăn xong nên xúc miệng lại bằng nước muối ấm. Đều đặn ngày 3 lần như vậy các vết loét trong miệng sẽ khỏi dần.
2. Ăn sữa chua
Sữa chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng đơn giản mà khá hiệu quả. Sữa chua sẽ ngăn hình thành các vết loét mới trong khoang miệng.
3. Dùng cỏ nhọ nồi chữa nhiệt miệng hiệu quả
Lấy lá nhọ nồi, rửa sạch, giã nát lấy nước, hòa chung với một chút mật ong. Ngày 2 -3 lần dùng bông tăm thấm vào dung dịch trên bôi lên vết lở, giúp sát khuẩn và mau liền
4. Uống nước khế chua
Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
 5. Dùng lá rau ngót trị nhiệt miệng
Tương tự như với nhọ nồi, nếu khó kiếm bạn có thể thay bằng lá rau ngót hiệu quả cũng rất cao

LỞ LOÉT MIỆNG Ở TRẺ

Bệnh lở loét miệnglà một bệnh không nguy hiểm nhưng rõ ràng khi bị lở loét miệng trẻ sẽ cảm thấy rất đau đớn và khó chịu khi ăn uống, chải răng, trẻ hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bữa, có cả sốt kèm theo. Bệnh thường kéo dài từ 1-2 tuần mới khỏi.

Những dấu hiệu của lở loét miệng ở trẻ

trangbh201210259259172_0
Trẻ lười ăn, bỏ bữa, đau miệng..cha mẹ trẻ nên để ý đến trẻ
Những biểu hiện ở dưới đây, các bậc cha mẹ nên quan tâm
- Trẻ quấy khóc, đau trong miệng, trẻ bỏ bữa… cha mẹ bé nên kiểm tra vòm miệng của bé. – Trong miệng bé có xuất hiện các vết loét nhỏ đường kính từ 1-3 mm, xuất hiện thành từng đám hoặc đơn độc ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi. – Các vết lở loét miệng này có hình tròn hoặc hình bầu dục, ở trung tâm thường có màu trắng xám hay vàng viền xung quanh vết loét được bao quanh bằng quầng màu đỏ.
- Các vết lở loét miệng khiến trẻ đau nên khó ăn uống, hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bữa có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Hiện nay, ngoài bệnh lở miệng còn có bệnh tay, chân, miệng là căn bệnh nguy hiểm khiến nhiều trẻ tử vong trong thời gian qua, có nhiều điểm về hình dạng, đặc điểm cần phân biệt giữa bệnh lở loét miệng và bệnh tay chân miệng.

Phân biệt bệnh lở loét miệng ở trẻ và bệnh Tay, Chân, Miệng

lo-loet-mieng-o-tre
Cần phân biệt giữa bệnh lở miệng và bệnh Tay, Chân, Miệng
- ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trong miệng thường có những vết loét đỏ hay những tổn thương dạng phỏng nước, đường kính các vết loét thường từ 2-3 mm ở niêm mạc miệng, nướu, lưỡi.
- ở những trẻ bị bệnh tay chân miệng ngoài những vết loét ở miệngcòn xuất hiện những nốt phát ban hay tổn thương dạng phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Để tránh bỏ sót trong việc chuẩn đoán trẻ mắc bệnh tay chân miệng các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ở các bệnh viện Nhi để có thể chuẩn đoán được chính xác hơn.

Các cách phòng ngừa lở loét miệng ở trẻ

lo-loet-mieng-o-tre1
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng và bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ
Lở loét miệng không tuy là không nguy hiểm cho trẻ, nhưng khi bị lở loét miệng do bị đau nên trẻ trở nên lười ăn, bỏ bữa có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.vì vậy, cần tìm được nguyên nhân bằng việc đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được xác định rõ bệnh và điều trị đúng.
Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung trái cây, rau xanh trong thực đơn hằng ngày.
khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, đánh răng thường xuyên cho trẻ.

LỞ LOÉT MIỆNG Ở NGƯỜI LỚN

Lở loét miệng là tình trạng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu…
Theo lương y Vũ Quốc Trung, tình trạng lở miệng rất thường gặp, ai cũng trải qua ít nhất một lần trong đời.
Những khó khăn gặp phải khi bị lở miệng: miệng, lưỡi thấy đau đớn, khó khăn nhất là trong việc ăn uống, khi ăn các món mặn, chấm nước mắm, tỏi, thức ăn có gia vị cay, nóng.

Biểu hiện của vết lở loét trong miệng

muathuoctot.com_138310310251822817
vết loét có bờ đỏ, thật rõ, kích thước đa dạng (từ 1-2 mm hoặc to hơn), bệnh thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần, không để lại sẹo. Bệnh thường hay tái phát, trước đây có nhiều người cho rằng nguyên nhân bệnh là do nóng trong người nên chỉ cần ăn đồ mát là sẽ khỏi bệnh nhanh chóng, nhưn về sau này các nhà chuyên môn nhận thấy không phải như vậy, mà xác định bệnh lở loét miệng là do có sự góp mặt của các yếu tố siêu vi, một vài chất hóa học có trong kem đánh răng, một chế độ ăn thiếu axit Folic, chất sắt…cũng có giả thuyết cho rằng vi khuẩn Streptococcus – chuỗi cầu Sanguis, các chấn thương tình cảm, stress, cũng có thể phát sinh lở loét miệng.

Các lý do được xác định là nguyên nhân gây bệnh

- Lở loét miệng thông thường do nhiễm khuẩn.
- Lở loét miệng do nhiệt, do uống nhiều bia, rượu, cà phê và hút thuốc lá. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu sinh tố, nhất là sinh tố nhóm B, PP, Vitamin C..gây tình trạng táo bón và sức đề kháng của niêm mạc miệng giảm, rất dễ bị tổn thương.
- Lở loét miệng thường do nấm Candida…
- Đôi khi lở loét miệng do một nguyên nhân bệnh lý toàn thân khác như tiểu đường, xơ gan…
Việc điều trị tốt nhất vẫn là chữa theo nguyên nhân, tuy nhiên nhiều khi việc tìm ra được nguyên nhân cũng rất khó một phần do chủ quan của người bệnh ít để ý tới tình trạng bệnh lý này, coi thường bệnh nhẹ, nên thường phải thăm khám kỹ, làm xét nghiệm tổng quát. Do vậy, bạn cần thiết phải được khám về chuyên khoa răng miệng, trước mắt bạn cần lưu ý một số điểm để giảm bớt nguy cơ tái phát.

-Benhlomieng.vn-

Viêm loét miệng lưỡi - dấu hiệu của nhiều bệnh

PNCN - Những vết loét trong miệng, lưỡi không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống, gây đau nhức, khó chịu mà còn là dấu hiệu của một số bệnh tự miễn, bệnh ác tính khác, BS Nguyễn Trọng Hào, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết.
     Một triệu chứng, nhiều nguyên nhân
    Chứng viêm loét miệng lưỡi có đặc điểm chung là vết loét có màu đỏ xung quanh, trung tâm có mảng mục màu vàng, gây đau nhiều trong khoảng hai-ba ngày và giảm dần khi bắt đầu lành. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng, đỏ đau, lở loét rất khó chịu, nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng-lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chứng bệnh này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp ở phụ nữ và trẻ nhỏ hơn.
    Tình trạng viêm loét miệng lưỡi là biểu hiện của việc bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn; cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm virus herpes; là bệnh loét Aphthous; ổ vi trùng trong chiếc răng sâu, chứng viêm quanh răng, viêm tủy răng cũng có thể gây nhiễm trùng vùng mô niêm mạc miệng tạo ra những vết loét; thiếu vitamin C, PP, B6, B12, thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây lở miệng. Nguy hiểm hơn, loét miệng còn là triệu chứng ban đầu của một số bệnh tự miễn như bệnh bóng nước, hay với một số ít trường hợp là dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư vòm họng, ung thư lưỡi.
    Nếu nguyên nhân là do nhiễm nấm thì kèm thêm dấu hiệu là những bợn trắng trong miệng lưỡi. Trường hợp bị nhiễm trùng thì diễn biến bệnh thường cấp tính với triệu chứng nóng sốt. Nếu do herpes thì thường bị tái đi tái lại theo chu kỳ, đặc biệt, khi người bệnh gặp phải những chấn thương về thể chất, thức khuya, căng thẳng, sức đề kháng giảm…

    Phòng ngừa và điều trị sớm
    Theo BS Nguyễn Trọng Hào, lở miệng lưỡi do nấm, vi khuẩn, thiếu vi chất hay sâu răng là những nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Điều cần thiết là phải vệ sinh răng miệng tốt, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để tránh việc thiếu các vitamin.
    Khi đã mắc phải, tình trạng viêm loét cũng có thể tự lành dù không điều trị, song sau đó cũng dễ tái phát. Để vết loét nhanh lành, nên hạn chế hút thuốc, uống rượu hoặc dùng thực phẩm quá cay, mặn, nóng…
    Nếu bị nhiễm nấm, vi khuẩn thì điều trị bằng kháng sinh, kháng nấm trong khoảng một-hai tuần, bệnh có thể sẽ dứt hẳn, không tái phát.
    Nếu nguyên nhân là do virus herpes, cần đi khám để được điều trị sớm bằng thuốc kháng virus ngay trong một-hai ngày đầu bị lở thì mới có hiệu quả. Nếu điều trị muộn, vết loét sẽ tái phát với tần suất cao hơn và khó kiểm soát.
    Loét do ổ vi trùng từ răng sâu phải điều trị triệt để chứng sâu răng bệnh mới không bị tái phát.
    BS Nguyễn Trọng Hào cảnh báo: Những trường hợp vết loét do bệnh bóng nước tự miễn cần lưu ý một dấu hiệu để nhận diện bệnh khi mới hình thành, nó vốn là những bóng nước và bị vỡ rất nhanh. Những bóng nước sau đó sẽ lan toàn thân, gây lở loét, đau nhức. Bệnh này cần được điều trị đặc hiệu với các loại thuốc ức chế miễn dịch. Bóng nước tự miễn là bệnh đến nay vẫn chưa thể trị dứt. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, bóng nước sẽ không bị lan ra toàn thân.
    Với bệnh lý ác tính như ung thư vòm họng, ung thư lưỡi, loét là triệu chứng ban đầu thể hiện bệnh đang ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu đi khám sớm để có thể phát hiện từ giai đoạn này thì việc điều trị sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, đồng thời tỷ lệ điều trị bảo tồn gần như là 100%.
    An Hà

    Điều trị bệnh lở miệng

    Bệnh lở miệng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu răng hoặc sàn miệng rất đau đớn mỗi khi phải ăn uống. Những vết loét ấy có bờ đỏ, thật rõ, kích thước thật đa dạng từ 1-2mm cho đến 1cm. Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào cả. 

    Ở một vài người, người ta còn thấy căn bệnh rất hay tái phát nhiều lần trong suốt cả năm. Có người cho là thiếu sinh tố PP nhưng dùng PP nhiều hộp không có kết quả gì nhiều.


    Bệnh này có nhiều nguyên nhân, do vậy BS cần phải xác định đúng mới hy vọng trị được căn bệnh khó chiụ này. Có khoảng 1/5 dân chúng mắc căn bệnh này vào một lúc nào đó.


    Bệnh lở miệng gây bởi một số điều kiện bao gồm trong đó có siêu vi, một vài chất hoá học có trong kem đáng răng, một chế độ ăn thiếu folic acid hay chất sắt hay gặp ở phụ nữ mang thai.


    Có giả thuyết mới cho bệnh này là do vi khuẩn Streptococcus: chuỗi cầu Sanguis. Chấn thương tình cảm hay stress cũng có thể khiến phát sinh ra bệnh này.


    Một nguyên nhân đặc biệt nữa chúng ta cần lưu ý là nươú răng bị thương tổn khi đánh răng quá mạnh hay dùng bàn chải quá cứng. Hút thuốc mạn tính và mang răng giả không hợp cũng góp phần vào việc tái phát của bệnh này. Một khi bệnh cứ tái phát mãi, chúng ta cần tìm ra một bệnh khó trị hơn, ẩn mình dưới căn bệnh lành tính này. Ðó là các bệnh tự miễn dịch như lupus đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột Crohn và Behcet: thêm vết lở ở cơ quan sinh dục, có thể dẫn đến mù khi vết lở ở mắt. Bệnh AIDS đôi lúc biểu hiện bằng những vết lở miệng rất dai dẳng.


    Phải điều trị bệnh này ra sao? Rất nhiều trường hợp do siêu vi nên bệnh thường tự khỏi sau từ 1-2 tuần. Vài trường hợp đơn giản hơn chỉ cần thay đổi kem đánh răng là hết luôn căn bệnh phiền phức này. Nên thay bằng loại kem đánh răng không có chất phụ gia như sodium lauryl sulfate.


    Ðiều trị hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân khác nữa. Nếu nguyên nhân chính lại là bệnh nào đó như lupus đỏ hệ tống cần phải trị bớt bệnh lupus, các thương tổn miệng mới lành được.


    Một số thuốc trị bệnh lở miệng như dung dịch Benadryl, Listerine súc miệng một ngày vài lần có thể làm giảm được chứng đau đớn khó chiụ mỗi khi ăn uống. Có thể ngậm thuốc có tác dụng tại chỗ như Opovilone, Strepsils...


    Một vài thuốc xức chứa Triamcinolone và Tetracyeline cũng giúp các vết lở lành mau hơn. Chúng ta có thể dùng bột của một viên Amoxycilline 500 hay Tetracyeline 500mg và của một viên Dexamethasone pha với 2 muỗng canh nước ấm và dùng bông chấm vào các vết lở ngày 3 - 4 lần. Chưa có bằng cớ khoa học nào chứng tỏ uống thêm kháng sinh bằng đường miệng giúp bệnh làmh mau hơn. Nếu lở miệng gây ra bởi nhiễm nấm họng nên dùng thuốc xức hiệu quả là Nystatine. Những loại thuốc súc miệng có chất corticoid giảm sưng nhưng cần dành cho những ca nặng do có nhiều tác dụng phụ.


    Phải làm gì khi bệnh này tái phát quá thường? Hãy đi khám bác sĩ hay nha sĩ xét nghệm thêm đầy đủ để coi có nguyên nhân nào tiềm ẩn gây nên bệnh này không. Có thể không có gì nhưng giúp bạn yên tâm hơn. Có tác giả đề nghị dùng Colchicine ngày 1 viên khi có tái phát nhiều lần không tìm ra được nguyên nhân tiềm ẩn nào cả nhưng dùng thuốc này không nên quá lâu vài tháng do có nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn mữa.


    Chúc bạn mau khỏi!

    Bs.Thuocbietduoc
    (Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)