Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Nguyên nhân gây lở miệng và cách chữa

Có phải do nóng trong người?
Lở miệng là tình trạng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu. Theo lương y Vũ Quốc Trung, tình trạng lở miệng rất thường gặp, ai cũng trải qua ít nhất một lần. Mỗi lần bị lở miệng, lưỡi là thấy đau đớn, khó khăn trong ăn uống, nhất là khi ăn món mặn, dùng các loại nước chấm, tỏi, ớt...
Những vết loét có bờ đỏ, thật rõ, kích thước đa dạng (từ 1 - 2 mm hoặc to hơn), xảy ra độ vài ngày đến 2 tuần là tự khỏi, không bao giờ để lại sẹo. Tuy nhiên, bệnh thường tái phát. Trước đây, nhiều người cho rằng bệnh này do nóng trong người, hay ăn phải thực phẩm có tính nóng mà gây nên như thế; cần phải ăn thức ăn có tính mát. Nhưng về sau này, các nhà chuyên môn nhận thấy không phải như vậy, mà cho rằng bệnh lở miệng gây ra bởi một số yếu tố, trong đó có siêu vi, một vài chất hóa học có trong kem đánh răng, một chế độ ăn thiếu a-xít folic, hoặc chất sắt, và hay gặp ở những phụ nữ mang thai. Có giả thuyết mới cho rằng vi khuẩn Streptococcus - chuỗi cầu Sanguis; chấn thương tình cảm hay căng thẳng thần kinh cũng có thể khiến phát sinh lở miệng.
Hình minh họa
Chữa trị
Để chữa lở miệng, theo lương y Vũ Quốc Trung, chúng ta có thể dùng một số cách chữa theo kinh nghiệm sau đây:
- Nghiền nát vài mảnh cùi dừa rồi đem ép lấy nước để súc miệng khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày.
- Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay, dùng hai cốc nước này để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh.
- Đun sôi 2 cốc nước lạnh, sau đó thêm 1 cốc lá cỏ ca-ri, bắc xuống khỏi bếp và vớt lá ra, để nguội dùng nước đó để súc miệng từ 2-3 lần/ngày.
- Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi, rồi gạn lấy nước dùng súc miệng (từ 3-4 lần/ngày).
- Nhai 5 đến 6 lá rau húng và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần như thế.
- Nhai cà chua sống hoặc ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3-4 lần cũng có thể trị lở miệng một cách hữu hiệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét