Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Bệnh răng miệng phổ biến nhất hiện nay

Hơi thở có mùi không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và các mối quan hệ của khổ chủ, gây khó chịu cho người đối diện. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi, tuy nhiên phổ biến nhất là do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách.
Khổ vì…mùi hơi thở
Chưa kịp vui vì tìm được công việc tốt sau 4 năm cày cuốc trên giảng đường đại học, Minh Thư (TpHCM) đã phải tính chuyện “nhảy việc”, nguyên nhân là vì: không chịu được mùi hơi thở của Sếp. “Sếp còn trẻ, là dân đi du học nước ngoài, nhìn vẻ ngoài rất chỉn chu phong cách, nhưng mỗi khi phải trao đổi với Sếp về công việc là mình gần như nín thở vì bệnh hôi miệng của Sếp. Nói ra thì ngại, mà không nói thì cũng không được. Thôi thì đành lẳng lặng ra đi.”
Trường hợp như anh chàng Sếp kể trên không phải là hiếm. Với anh Thuận, nhân viên một công ty bất động sản tại quận 1, dù đã thử đủ cách như nhai chewing gum, dùng xịt khử mùi, thậm chí ngậm vỏ quế cũng chẳng thể làm biến mất mùi khó chịu từ miệng. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến công việc, nhất là khi phải thường xuyên gặp gỡ thuyết trình với khách hàng.
Nguyên nhân
Tác dụng của việc chăm sóc răng miệng hằng ngày là nhằm lấy đi những mảng bám tồn tại trên nướu, trong kẽ răng, khoang miệng, và bề mặt lưỡi. Khi chúng ta vệ sinh răng miệng không đầy đủ và đúng cách, những mảng bám răng tồn đọng chính là nguyên nhân sinh ra vi khuẩn gây mùi hơi thở và bệnh nha chu răng miệng.
Đánh răng, vệ sinh lưỡi mỗi ngày cũng chỉ giúp làm sạch 80% mảng bám, 20% còn lại vẫn bị mắc kẹt giữa răng và nướu, nơi bàn chải không thể tiếp xúc tới. Vì thế, không thể bỏ qua sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi đánh răng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét