Bệnh đau lưng gặp ở mọi lứa
tuổi nhưng nhiều nhất ở lứa tuổi 30-60. Có khoảng 80% trường hợp bị đau
lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 - 8% trường hợp do bị lệch
đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2
tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh
nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính. Cột sống thắt lưng
phải nâng đỡ sức nặng của phần trên cơ thể nên dễ bị đau do tổn thương
phần mềm hoặc xương sống. Để trị bệnh, bạn cần phải biết nguyên nhân gây
nên bệnh đau lưng là gì?
1. Nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng.
- Gãy ép nén cột sống do loãng xương.
- Sự co thắt cơ (co rút cơ).
- Đĩa đệm vỡ hoặc thoát vị.
- Hẹp ống sống (hẹp ống tủy sống).
- Vẹo cột sống (như vẹo cột sống hay gù), có thể do di truyền và thấy ở trẻ em hoặc thiếu niên.
- Căng hoặc rách các cơ hay dây chằng đỡ lưng.
- Động mạch chủ bị phình bóc tách và rò rỉ.
- Các tình trạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp, viêm khớp vảy nến, và viêm khớp dạng thấp.
- Ung thư liên quan đến cột sống.
- Đau nhức Fibromyalgia (Tình trạng mạn tính gây đau, co cứng và nhạy cảm với các kích thích của cơ, dây chằng và khớp).
- Nhiễm trùng cột sống (viêm tủy xương, viêm đĩa giãn khớp, áp xe).
- Nhiễm trùng thận hay sỏi thận.
- Các vấn đề liên quan đến thai kỳ.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- các bệnh về thần kinh như hội chứng yên ngựa, viêm màng nhện…
Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa...
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh đau lưng. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà biểu hiện đau nặng nhẹ khác nhau và cách trị bệnh do đó cũng khác nhau. Có những bệnh chỉ cần đau 1 lúc là hết, hay uống 1 viên thuốc, bấm huyệt 1lần là khỏi. Bên cạnh đó, có những bệnh chữa nhiều lần, uống nhiều thuốc mà không khỏi. Vậy đâu là cách chữa trị hiệu quả cho mỗi loại bệnh?
Điều đầu tiên là bạn phải xác định nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng của mình là gì trước khi trị bệnh.
Cách chuẩn đoán bệnh đau lưng:
Bước chuẩn đoán này rất quan trọng, bởi khi bạn đã xác định được nguyên nhân gây nên bệnh của mình là gì rồi, bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả cho mình.
Khi bạn cảm thấy đi mạnh đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau thì có thể bạn đang mắc phải bệnh hẹp ống tủy.
Những điểm đau có tính chất di động, đau ở vùng xương cùng chậu và mào chậu: đau cơ mạc.
Tăng nhạy cảm ở vùng lõm của lưng, đau tăng lên khi gấp cẳng chân vào, khi nâng và ấn vào giữa khớp gối bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, đau lan xuống chân: Căng giãn xương cùng chậu do bị đứt các sợi của khớp cùng chậu gây ra.
Hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, giảm phản xạ gân gót, giảm cảm giác mặt sau cẳng chân và cạnh ngoài bàn chân, động tác gấp gan bàn chân và ngón cái yếu: Thoát vị đĩa đệm.
Đau tăng khi ho, hắt hơi, vặn mình, giảm đau khi nằm thẳng: chệch đĩa đệm.
Khi đứng thẳng và đi lại đau tăng: trượt đốt sống.
Đau cạnh cột sống lan tỏa ở cả hai phía của cột sống, có thể thấy tăng nhạy cảm đau ở giữa mỏm gai đốt sống hoặc ở vùng diện khớp của đốt sống: chấn thương của phần diện khớp, căng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm.
Cách điều trị đau lưng
Khi có dấu hiệu của bệnh đau lưng bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định được bệnh của mình, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa trị hiệu quả.
Trừ những trường hợp bệnh đặc biệt, có thể áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp sau đây để điều trị bệnh đau lưng: dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc; dùng các thuốc trị đau lưng; phẫu thuật.
Tập thể dục:
Nhiều bệnh nhân đau lưng khi đứng hay ngồi lâu dễ bị đau tăng nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau. Tập thể dục nhẹ nhàng cho cơ lưng hoạt động điều hòa nhiều khi đã khỏi bệnh.
Nằm nghỉ ngơi:
Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.
Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh đau lưng hiệu quả.
Chườm nóng:
Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.
Chườm lạnh:
Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.
Vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân chóng bình phục, khi đã bớt đau nên thực hiện tập vận động nhẹ tại nhà; Châm cứu, kỹ thuật thư giãn, kéo giãn cột sống, chạy điện kích thích thần kinh, xoa bóp bấm huyệt... cũng có nhiều hiệu quả trong việc chữa khỏi bệnh đau lưng.
Thuốc điều trị bệnh đau lưng:
Có thể dùng một trong các thuốc sau để chữa đau lưng: thuốc giảm đau chống viêm như panadol, aspirin, indomethacin, diclofenac,celebrex... Trường hợp đau nặng, khi dùng các thuốc giảm đau và chống viêm không kết quả, có thể dùng thuốc tiêm chống viêm loại steroid, phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phẫu thuật:
Những trường hợp cần được điều trị bằng phẫu thuật như: lệch đĩa đệm cấp tính có ảnh hưởng tới thần kinh; dây thần kinh bị chèn ép như đau thần kinh tọa, gai cột sống, gãy đốt sống…
Trên đây là một số phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả. Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng...
1. Nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng.
- Gãy ép nén cột sống do loãng xương.
- Sự co thắt cơ (co rút cơ).
- Đĩa đệm vỡ hoặc thoát vị.
- Hẹp ống sống (hẹp ống tủy sống).
- Vẹo cột sống (như vẹo cột sống hay gù), có thể do di truyền và thấy ở trẻ em hoặc thiếu niên.
- Căng hoặc rách các cơ hay dây chằng đỡ lưng.
- Động mạch chủ bị phình bóc tách và rò rỉ.
- Các tình trạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp, viêm khớp vảy nến, và viêm khớp dạng thấp.
- Ung thư liên quan đến cột sống.
- Đau nhức Fibromyalgia (Tình trạng mạn tính gây đau, co cứng và nhạy cảm với các kích thích của cơ, dây chằng và khớp).
- Nhiễm trùng cột sống (viêm tủy xương, viêm đĩa giãn khớp, áp xe).
- Nhiễm trùng thận hay sỏi thận.
- Các vấn đề liên quan đến thai kỳ.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- các bệnh về thần kinh như hội chứng yên ngựa, viêm màng nhện…
Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa...
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh đau lưng. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà biểu hiện đau nặng nhẹ khác nhau và cách trị bệnh do đó cũng khác nhau. Có những bệnh chỉ cần đau 1 lúc là hết, hay uống 1 viên thuốc, bấm huyệt 1lần là khỏi. Bên cạnh đó, có những bệnh chữa nhiều lần, uống nhiều thuốc mà không khỏi. Vậy đâu là cách chữa trị hiệu quả cho mỗi loại bệnh?
Điều đầu tiên là bạn phải xác định nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng của mình là gì trước khi trị bệnh.
Cách chuẩn đoán bệnh đau lưng:
Bước chuẩn đoán này rất quan trọng, bởi khi bạn đã xác định được nguyên nhân gây nên bệnh của mình là gì rồi, bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả cho mình.
Khi bạn cảm thấy đi mạnh đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau thì có thể bạn đang mắc phải bệnh hẹp ống tủy.
Những điểm đau có tính chất di động, đau ở vùng xương cùng chậu và mào chậu: đau cơ mạc.
Tăng nhạy cảm ở vùng lõm của lưng, đau tăng lên khi gấp cẳng chân vào, khi nâng và ấn vào giữa khớp gối bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, đau lan xuống chân: Căng giãn xương cùng chậu do bị đứt các sợi của khớp cùng chậu gây ra.
Hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, giảm phản xạ gân gót, giảm cảm giác mặt sau cẳng chân và cạnh ngoài bàn chân, động tác gấp gan bàn chân và ngón cái yếu: Thoát vị đĩa đệm.
Đau tăng khi ho, hắt hơi, vặn mình, giảm đau khi nằm thẳng: chệch đĩa đệm.
Khi đứng thẳng và đi lại đau tăng: trượt đốt sống.
Đau cạnh cột sống lan tỏa ở cả hai phía của cột sống, có thể thấy tăng nhạy cảm đau ở giữa mỏm gai đốt sống hoặc ở vùng diện khớp của đốt sống: chấn thương của phần diện khớp, căng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm.
Cách điều trị đau lưng
Khi có dấu hiệu của bệnh đau lưng bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định được bệnh của mình, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa trị hiệu quả.
Trừ những trường hợp bệnh đặc biệt, có thể áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp sau đây để điều trị bệnh đau lưng: dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc; dùng các thuốc trị đau lưng; phẫu thuật.
Tập thể dục:
Nhiều bệnh nhân đau lưng khi đứng hay ngồi lâu dễ bị đau tăng nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau. Tập thể dục nhẹ nhàng cho cơ lưng hoạt động điều hòa nhiều khi đã khỏi bệnh.
Nằm nghỉ ngơi:
Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.
Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh đau lưng hiệu quả.
Chườm nóng:
Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.
Chườm lạnh:
Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.
Vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân chóng bình phục, khi đã bớt đau nên thực hiện tập vận động nhẹ tại nhà; Châm cứu, kỹ thuật thư giãn, kéo giãn cột sống, chạy điện kích thích thần kinh, xoa bóp bấm huyệt... cũng có nhiều hiệu quả trong việc chữa khỏi bệnh đau lưng.
Thuốc điều trị bệnh đau lưng:
Có thể dùng một trong các thuốc sau để chữa đau lưng: thuốc giảm đau chống viêm như panadol, aspirin, indomethacin, diclofenac,celebrex... Trường hợp đau nặng, khi dùng các thuốc giảm đau và chống viêm không kết quả, có thể dùng thuốc tiêm chống viêm loại steroid, phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phẫu thuật:
Những trường hợp cần được điều trị bằng phẫu thuật như: lệch đĩa đệm cấp tính có ảnh hưởng tới thần kinh; dây thần kinh bị chèn ép như đau thần kinh tọa, gai cột sống, gãy đốt sống…
Trên đây là một số phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả. Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng...
Minh Phương (tridaulung.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét