Hôi miệng không
chỉ do miệng mà còn là dấu hiệu của sự suy yếu các cơ quan chức năng
quan trọng như gan, phổi, dạ dày, thận, là đèn đỏ yêu cầu bạn phải quan
tâm tới cơ thể mình hơn.
Một trong những cơ quan ở sâu trong họng là amidan khi viêm lâu ngày sẽ khiến ta bị Hôi miệng.
Amidan là hai khối thịt màu hồng nằm ở hai bên thành họng, có nhiệm vụ
canh gác, loại bỏ vi khuẩn đột nhập qua đường ăn uống và đường thở. Nằm ở
vị trí “ngã ba” giữa họng, miệng và đường thở nên Amidan rất dễ tiếp
nhận bụi bặm và những thức ăn thừa, vì thế viêm amidan là bệnh mà nhiều
người than thở. Không chỉ làm hôi miệng, viêm amidan còn có thể biến
chứng qua khớp, phổi, tim, thận,… bạn nên đi khám bệnh để giải quyết dứt
điểm và kịp thời.
Những bệnh của cuộc sống hiện đại
như căng thẳng thần kinh, nóng sốt cao hoặc thiếu nước, vitamin và chất
khóang làm nước bọt giảm đáng kể, gây khô miệng, thức ăn càng dễ bám vào
kẽ răng làm hôi miệng. Các chuyên gia ngày nay thường khuyên bạn sống
lành mạnh bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng song song với việc tập
thể dục, ăn uống cân bằng và có sắp xếp cuộc sống khoa học.
Những người phải chịu đựng những
bệnh nặng về nội tạng cũng có mùi hơi thở khác nhau. Ung thư phổi làm
hơi thở có mùi thịt thối, tiểu đường thì hơi thở có mùi aceton. Triệu
chứng của suy thận là miệng có mùi tanh, xơ gan và ung thư máu miệng có
mùi trứng hư.
Người bị bệnh trào ngược dạ dày
thực quản cũng gây ra hôi miệng vì van đóng thực quản và dạ dày (bao tử)
bị lỏng lẻo, không còn khả năng ngăn chặn các mùi khó chịu từ hệ tiêu
hóa bay lên miệng. Với những căn bệnh này, bạn không được tự ý chữa trị
mà nên đi khám bệnh và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Hôi miệng không đơn giản, nó là
dấu hiệu của cơ thể đang kêu cứu. Bạn cần phải lắng nghe cơ thể mình,
chú ý đến những dấu hiệu về sức khỏe để có biện pháp kịp thời bảo vệ cơ
thể luôn khỏe mạnh.
Minh Tâm - Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét