Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Những bí mật đằng sau chứng rối loạn tiêu hóa bạn thường gặp

Táo bón, trào ngược dạ dày, đầy hơi, đau dạ dày và loét dạ dày là những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân chính gây ra các bệnh này là do sự thiếu hụt enzym tiêu hóa.

Theo Tiến sĩ Dinesh Kumar Singal, chuyên gia về tiêu hóa tại Viện Nghiên cứu Pushpawati Singhania (Bệnh viện PSRI) thì hầu hết các bệnh về tiêu hóa có thể phòng ngừa và chữa khỏi một cách tự nhiên bằng cách tăng cường và duy trì sự ổn định của các enzyme tiêu hóa trong cơ thể.

Enzyme tiêu hóa là gì?

Enzyme tiêu hóa là các enzym phân hủy các đại phân tử polyme thành dạng nhũ tương để nhung mao ruột có thể dễ dàng hấp thu vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Các enzym tiêu hóa này rất đa dạng và được tìm thấy nhiều trong nước bọt, trong dạ dày (do các tế bào trong dạ dày tiết ra), trong dịch tụy (do các tế bào tuyến tụy tiết ra) và trong đường ruột ( ruột già và ruột non)... 


Tuyến nước bọt tiết enzyme maltase, amylase… giúp tiêu hóa tinh bột. Dạ dày tiết dịch vị và men pepsin giúp tiêu hóa chất đạm. Dịch gan, mật giúp tiêu hóa chất béo. Tuyến tụy tiết dịch tụy để hoàn chỉnh việc tiêu hóa thức ăn ở ruột non.

Nói một cách đơn giản, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa không được tốt thì sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Các enzyme tiêu hóa có nhiệm vụ giúp phân huỷ thức ăn để thực hiện quá trình tiêu hóa tốt nhất.

Những bí mật đằng sau chứng rối loạn tiêu hóa bạn thường gặp 1
Ảnh minh họa

Nguyên nhân của sự thiếu hụt các enzym tiêu hóa

Theo tiến sĩ Dinesh Kumar Singal thì một vài yếu tố gây ra sự sụt giảm các enzym trong đường tiêu hóa. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:

- Hút thuốc lá và rượu: Cồn và nicotin trong rượu, thuốc lá sẽ cản trở quá trình sản suất enzyme để tiêu hoá thực phẩm, dẫn đến tình trạng thực phẩm không được tiêu hoá đúng cách, cơ thể không hấp thụ tốt dưỡng chất và cuối cùng gây suy dinh dưỡng. 

- Căng thẳng và lão hóa sớm: Khi có tuổi hoặc tâm trạng căng thẳng, sự cân bằng axít - kiềm trong cơ thể cũng trở nên khó khăn, vì vậy mà lượng enzyme được sản xuất cũng suy giảm đáng kể.

- Một số loại thuốc như thuốc ức chế axit và NSAID (thuốc chống viêm không steroid): Các loại thuốc này cũng làm mất cân bằng axít - kiềm trong cơ thể nên làm suy giảm lượng enzyme tiêu hóa.

- Các bệnh như thiếu máu ác tính, bệnh loét dạ dày, viêm tụy, xơ gan...

Hậu quả của việc thiếu hụt enzyme tiêu hóa

Sự thiếu hụt các loại enzyme tiêu hóa sẽ làm giảm hoặc vô hiệu hóa sự phân giải thực phẩm thành những loại đường đơn, các axit amino và các axít béo - những dưỡng chất vốn có nhiệm vụ tạo năng lượng cho cơ thể. Chính vì vậy, khi thiếu các dưỡng chất này, nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể giảm khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. 

Ngoài ra, sự thiếu hụt enzyme còn dẫn đến những hệ lụy khác cho sức khỏe, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, nhức đầu, các rối loạn về ruột, xơ vữa động mạch, cholesterol cao, yếu cơ và nguy hiểm nhất là sự suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Những bí mật đằng sau chứng rối loạn tiêu hóa bạn thường gặp 2
Ảnh minh họa

Một vài cách tự nhiên để tăng các enzym tiêu hóa

Theo bác sĩ Dinesh thì có nhiều loại thực phẩm tự nhiên có thể làm tăng các enzyme tiêu hóa trong cơ thể, việc quan trọng là bạn cần ăn uống lành mạnh ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe và cải thiện hệ thống tiêu hóa.

- Đối với những người không dung nạp lactose thì nên chọn sữa chua để giúp tiêu hóa lactose tốt hơn, tránh các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi...

- Chế độ ăn giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt và chuối rất "thân thiện" với đường ruột vì nó tăng cường các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Những vi khuẩn này lần lượt giúp tiêu hóa tốt hơn .

- Các loại thực phẩm như gừng, bạc hà, hạt cây thì là... cũng có tác dụng giúp cải thiện tiêu hóa rất tốt. Nên tránh các loại thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao hoặc thực phẩm chế biến qua lò vi sóng vì cách chế biến này làm hao hụt đáng kể lượng enzyme tiêu hóa có sẵn trong thực phẩm.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét