PN - Dáng dấp mỗi người từ lúc sinh ra đến khi trưởng
thành phụ thuộc vào trục kết cấu của cơ thể. Nếu tư thế đi, đứng, nằm,
ngồi, tập thể dục… không đúng, sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ lẫn sức khỏe.
Đau do sai tư thế
BS Phạm Thế Hiển - Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, cột sống bao gồm rất nhiều đốt xương liên kết với nhau bằng dây chằng, đĩa đệm, bao khớp và hệ cơ xung quanh. Bên trong xương sống có hệ thống tủy sống - cơ quan thần kinh chi phối các hoạt động, dẫn truyền thần kinh từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể và ngược lại.
Khi chúng ta đi, đứng, ngồi, nằm sai tư thế quá mức so với chức năng đầu tiên, sẽ gây ra hiện tượng mỏi các hệ cơ xung quanh cột sống (gây đau lưng), nếu không chữa trị, sẽ dẫn đến đau mạn tính. Khi tư thế sai lệch nhiều có thể gây bong hay giãn các dây chằng, làm đau cột sống kéo dài.
Cơ bắp mỏi mệt do lặp đi lặp lại các tư thế sai có thể dẫn đến việc giữ vững khớp của hệ cơ và dây chằng yếu đi, gây tổn thương mặt khớp, gây thoái hóa cột sống, có thể tổn thương các đĩa đệm, gây mất nước đĩa đệm, lồi đĩa đệm chèn ép thần kinh (thoát vị đĩa đệm) làm yếu cơ, teo cơ, đi lại khó, đau dai dẳng.
Nếu tư thế sai từ khi còn nhỏ tuổi, khi hệ cơ xương khớp đang phát triển, có thể dẫn tới biến chứng gù, vẹo cột sống. Nếu là cột sống khu vực lồng ngực, có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Về mặt thẩm mỹ, cột sống sẽ bị biến dạng, gây ảnh hưởng đến dáng đi. Ngoài ra bệnh cột sống cũng có thể kéo theo bệnh về mắt mà đa số là cận thị.
Đối với những người tập thể dục, HLV trưởng Dương Thế Dũng - Trung tâm Starfitness (TP.HCM) cho biết, luyện tập sai tư thế có thể dẫn đến hàng loạt các chấn thương như: đau nhức cơ bắp, chuột rút, đau lưng, đau cổ, đau đầu gối, đau chân…
Ảnh minh họa: Internet
Thế nào là tư thế đúng?
BS Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, trái với quan niệm thông thường, tư thế tốt không có nghĩa là luôn giữ cho cột sống hoàn toàn thẳng, mà là duy trì được độ cong sinh lý của cột sống ở vùng cổ và vùng thắt lưng, đồng thời tư thế đúng này cần thực hiện trong tất cả các hoạt động thường ngày như đi, đứng, nằm, ngồi.
Để ngồi đúng tư thế thì cấu trúc của ghế ngồi rất cần được chú ý. Ghế phải vừa tầm để chân có thể chạm đất thoải mái, nếu ghế quá cao, cần có chỗ đặt chân. Bàn phải có chỗ để tay, giữ cho góc khuỷu tay từ 70 - 900, nếu nhỏ hơn 700 là ngồi quá gần bàn làm việc, và trên 900 là ngồi quá xa, cả hai tư thế đều khiến dễ bị mỏi. Chỗ tựa ở vai và tầm nhìn của mắt khi làm việc trên máy tính, đọc sách, xem ti vi… phải ngang tầm, không chúi xuống, cũng không ngước lên. Tư thế ngồi đúng là vành tai, vai và hông phải được giữ thăng bằng tự nhiên theo một đường thẳng. Nếu ngồi lâu bị mỏi, nên đứng dậy thư giãn.
Khi đi, đứng cũng phải giữ thẳng các trục tai, vai, hông và đầu gối. Tuy nhiên, để giữ thẳng trục, cần đặt trục của cơ thể vào gót chân và di chuyển cơ thể mềm mại.
Tư thế nằm đúng cần chú ý đến trục cơ thể là nằm ngửa thoải mái, tránh không nằm gối quá cao, có thể ảnh hưởng đến cột sống cổ. Nệm giường phải có chất lượng, nếu nệm quá mềm, sẽ làm võng lưng, dễ gây đau lưng khi thức dậy, tốt nhất nệm có độ đàn hồi vừa phải hoặc nằm trên mặt phẳng vững chắc, điều này đặc biệt quan trọng với những người có vấn đề về cột sống. Một số người thích nằm nghiêng chú ý cần có gối đệm giữa hai khớp gối để bảo đảm giữ trục tai, vai và hông.
Bộ xương định hình không chỉ nhờ tư thế đúng mà còn nhờ gân, cơ. Để khối cơ vừa mạnh, vừa đàn hồi, mềm dẻo, nên chú ý đến vấn đề vận động và tập thể dục. Theo HLV trưởng Dương Thế Dũng, đa số những người tập thể dục bỏ qua công đoạn khởi động hoặc khởi động vội vàng, đây là nguyên nhân đầu tiên gây chấn thương. Nên khởi động theo thứ tự từ khớp cổ, vai, cổ tay, eo, khớp gối, cổ chân và không bao giờ dùng hết sức, chỉ trên mức trung bình để giữ sức bắt đầu vào các bài tập.
Khi luyện tập, nếu tập những động tác ngồi chồm hổm, không để đầu gối nhô ra khỏi mũi chân, vì sẽ gây giãn cơ đầu gối quá nhiều, về lâu dài sẽ dẫn đến đau đầu gối. Với những động tác phải cầm tạ nặng đưa lên cao, trong lúc nâng lên, cùi chỏ phải hơi co. Khi cúi xuống cầm tạ hoặc vật gì lên cao, phải co đầu gối, và khi xách hay cầm vật nặng cũng phải co gối, giữ lưng thẳng.
Với những động tác ngồi kéo dụng cụ để tập lưng, cần giữ lưng thẳng, ngực hơi ưỡn về phía trước, không được gập lưng, thõng vai xuống. Còn khi nằm nâng tạ hoặc thực hiện các bài tập, lưng giữ song song với mặt sàn, không được ưỡn lưng khỏi mặt sàn. Những bài tập cơ bắp, nên tập những động tác cơ lớn trước, cơ nhỏ sau. Nên có HLV hướng dẫn nếu không biết tập, không được tự ý giãn cơ quá độ, để tránh chấn thương.
Hoa Lài (ghi)
BS Phạm Thế Hiển - Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, cột sống bao gồm rất nhiều đốt xương liên kết với nhau bằng dây chằng, đĩa đệm, bao khớp và hệ cơ xung quanh. Bên trong xương sống có hệ thống tủy sống - cơ quan thần kinh chi phối các hoạt động, dẫn truyền thần kinh từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể và ngược lại.
Khi chúng ta đi, đứng, ngồi, nằm sai tư thế quá mức so với chức năng đầu tiên, sẽ gây ra hiện tượng mỏi các hệ cơ xung quanh cột sống (gây đau lưng), nếu không chữa trị, sẽ dẫn đến đau mạn tính. Khi tư thế sai lệch nhiều có thể gây bong hay giãn các dây chằng, làm đau cột sống kéo dài.
Cơ bắp mỏi mệt do lặp đi lặp lại các tư thế sai có thể dẫn đến việc giữ vững khớp của hệ cơ và dây chằng yếu đi, gây tổn thương mặt khớp, gây thoái hóa cột sống, có thể tổn thương các đĩa đệm, gây mất nước đĩa đệm, lồi đĩa đệm chèn ép thần kinh (thoát vị đĩa đệm) làm yếu cơ, teo cơ, đi lại khó, đau dai dẳng.
Nếu tư thế sai từ khi còn nhỏ tuổi, khi hệ cơ xương khớp đang phát triển, có thể dẫn tới biến chứng gù, vẹo cột sống. Nếu là cột sống khu vực lồng ngực, có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Về mặt thẩm mỹ, cột sống sẽ bị biến dạng, gây ảnh hưởng đến dáng đi. Ngoài ra bệnh cột sống cũng có thể kéo theo bệnh về mắt mà đa số là cận thị.
Đối với những người tập thể dục, HLV trưởng Dương Thế Dũng - Trung tâm Starfitness (TP.HCM) cho biết, luyện tập sai tư thế có thể dẫn đến hàng loạt các chấn thương như: đau nhức cơ bắp, chuột rút, đau lưng, đau cổ, đau đầu gối, đau chân…
Ảnh minh họa: Internet
Thế nào là tư thế đúng?
BS Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, trái với quan niệm thông thường, tư thế tốt không có nghĩa là luôn giữ cho cột sống hoàn toàn thẳng, mà là duy trì được độ cong sinh lý của cột sống ở vùng cổ và vùng thắt lưng, đồng thời tư thế đúng này cần thực hiện trong tất cả các hoạt động thường ngày như đi, đứng, nằm, ngồi.
Để ngồi đúng tư thế thì cấu trúc của ghế ngồi rất cần được chú ý. Ghế phải vừa tầm để chân có thể chạm đất thoải mái, nếu ghế quá cao, cần có chỗ đặt chân. Bàn phải có chỗ để tay, giữ cho góc khuỷu tay từ 70 - 900, nếu nhỏ hơn 700 là ngồi quá gần bàn làm việc, và trên 900 là ngồi quá xa, cả hai tư thế đều khiến dễ bị mỏi. Chỗ tựa ở vai và tầm nhìn của mắt khi làm việc trên máy tính, đọc sách, xem ti vi… phải ngang tầm, không chúi xuống, cũng không ngước lên. Tư thế ngồi đúng là vành tai, vai và hông phải được giữ thăng bằng tự nhiên theo một đường thẳng. Nếu ngồi lâu bị mỏi, nên đứng dậy thư giãn.
Khi đi, đứng cũng phải giữ thẳng các trục tai, vai, hông và đầu gối. Tuy nhiên, để giữ thẳng trục, cần đặt trục của cơ thể vào gót chân và di chuyển cơ thể mềm mại.
Tư thế nằm đúng cần chú ý đến trục cơ thể là nằm ngửa thoải mái, tránh không nằm gối quá cao, có thể ảnh hưởng đến cột sống cổ. Nệm giường phải có chất lượng, nếu nệm quá mềm, sẽ làm võng lưng, dễ gây đau lưng khi thức dậy, tốt nhất nệm có độ đàn hồi vừa phải hoặc nằm trên mặt phẳng vững chắc, điều này đặc biệt quan trọng với những người có vấn đề về cột sống. Một số người thích nằm nghiêng chú ý cần có gối đệm giữa hai khớp gối để bảo đảm giữ trục tai, vai và hông.
Bộ xương định hình không chỉ nhờ tư thế đúng mà còn nhờ gân, cơ. Để khối cơ vừa mạnh, vừa đàn hồi, mềm dẻo, nên chú ý đến vấn đề vận động và tập thể dục. Theo HLV trưởng Dương Thế Dũng, đa số những người tập thể dục bỏ qua công đoạn khởi động hoặc khởi động vội vàng, đây là nguyên nhân đầu tiên gây chấn thương. Nên khởi động theo thứ tự từ khớp cổ, vai, cổ tay, eo, khớp gối, cổ chân và không bao giờ dùng hết sức, chỉ trên mức trung bình để giữ sức bắt đầu vào các bài tập.
Khi luyện tập, nếu tập những động tác ngồi chồm hổm, không để đầu gối nhô ra khỏi mũi chân, vì sẽ gây giãn cơ đầu gối quá nhiều, về lâu dài sẽ dẫn đến đau đầu gối. Với những động tác phải cầm tạ nặng đưa lên cao, trong lúc nâng lên, cùi chỏ phải hơi co. Khi cúi xuống cầm tạ hoặc vật gì lên cao, phải co đầu gối, và khi xách hay cầm vật nặng cũng phải co gối, giữ lưng thẳng.
Với những động tác ngồi kéo dụng cụ để tập lưng, cần giữ lưng thẳng, ngực hơi ưỡn về phía trước, không được gập lưng, thõng vai xuống. Còn khi nằm nâng tạ hoặc thực hiện các bài tập, lưng giữ song song với mặt sàn, không được ưỡn lưng khỏi mặt sàn. Những bài tập cơ bắp, nên tập những động tác cơ lớn trước, cơ nhỏ sau. Nên có HLV hướng dẫn nếu không biết tập, không được tự ý giãn cơ quá độ, để tránh chấn thương.
Hoa Lài (ghi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét