Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Hiệu quả của Yakult đối với bệnh tiêu chảy liên quan kháng sinh

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chấn Thương Cột Sống Quốc Gia (National Spinal Injuries Centre -  NSIC) thuộc Bệnh Viện Stoke Mandeville, một đối tác nghiên cứu của Trung Tâm Tiêu Hóa và Dinh Dưỡng Lâm Sàng (Centre of Gastroenterology and Clinical Nutrition) thuộc Đại Học Luân Đôn (Vương Quốc Anh), đã phát hiện thấy rằng loại thức uống probiotic hàng ngày Yakult (có chứa khuẩn Lactobacillus casei Shirota) làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy liên quan kháng sinh trong quá trình điều trị ở các bệnh nhân tổn thương cột sống. Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên Tạp Chí Dinh Dưỡng Vương Quốc Anh (British Journal of Nutrition), tài trợ bởi Hiệp hội phòng chống nhiễm khuẩn (Healthcare Infection Society) và Yakult Vương Quốc Anh.
Những bệnh nhân bị tổn thương cột sống rất dễ dẫn đến tiêu chảy do phải dùng kháng sinh khi điều trị. Kháng sinh sẽ làm xáo trộn hệ sinh thái vi sinh vật thông thường trong hệ tiêu hóa, kéo theo việc bùng phát chủng gây bệnh Clostridium difficiletrong đường ruột.
Nghiên cứu được thực hiện ngẫu nhiên với 164 bệnh nhân tổn thương cột sống được điều trị bằng kháng sinh. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng Yakult hằng ngày trong thời gian điều trị bằng kháng sinh và 1 tuần sau đó, và 1 nhóm không sử dụng Yakult. Kết quả cho thấy 54,9% tình trạng tiêu chảy có liên quan đến việc dùng kháng sinh xuất hiện ở nhóm không sử dụng Yakult, trong khi chỉ có 17,1% tình trạng này xuất hiện ở nhóm sử dụng Yakult. Sự chênh lệch này hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ngoài ra, chỉ có 1 trường hợp tiêu chảy được chẩn đoán do khuẩn Clostridium difficile gây ra trong nghiên cứu kéo dài trong suốt hai năm này. Trường hợp này xảy ra ở nhóm bệnh nhân không dùng Yakult và không có trường hợp tiêu chảy do C. difficile nào trong nhóm bệnh nhân sử dụng Yakult. Nghiên cứu cũng ghi nhận việc mất cảm giác thèm ăn (nguy cơ của việc thiếu dinh dưỡng) như là một yếu tố hiểm họa trong việc bùng phát tiêu chảy có liên quan đến việc dùng kháng sinh.
Trưởng ê kíp nghiên cứu, BS. Samford Wong cho biết: “Nghiên cứu nhằm ngăn ngừa tiêu chảy có liên quan đến việc dùng kháng sinh và do khuẩn C. difficile là rất quan trong,khả năng can thiệp bằng probiotic là một ý tưởng tuyệt vời. Chúng tôi rất bất ngờ với kết quả từ nghiên cứu này mang lại. Điều quan trọng chúng ta cần lưu ý là hiệu quả của probiotic khác nhau tùy thuộc vào chủng khuẩn và điều kiện nghiên cứu, chúng tôi không biết rằng kết quả này có hiệu quả với những chủng khuẩn probiotic khác hay không. Chúng tôi đang chuẩn bị cho những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để xác định rõ hơn về điều này, khi đó kết quả thu được sẽ thật sự có lợi với bệnh nhân của chúng tôi”.
Đồng tác giả nghiên cứu, BS. Ali Jamous - chuyên gia phẫu thuật cột sống cho biết: “Chất lượng cuộc sống là trọng tâm trong các nghiên cứu ở NSIC, bệnh nhân được khuyến khích tham gia các hoạt động thể thao và sẽ được hỗ trợ việc làm sau khi khỏi bệnh. Khi tiêu chảy xảy ra, việc phục hồi chức năng của cơ thể ở các bệnh nhân này sẽ bị đình trệ, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn gia tăng chi phí điều trị. Với những tổn thất nghiêm trọng về chất lượng cuộc sống xảy đến với những bệnh nhân này, việc tìm ra một liệu pháp với chi phí bỏ ra hiệu quả, đáng tin cậy và dễ thực hiện là vấn đề quan tâm hàng đầu của chúng tôi. Đó cũng là lí do chúng tôi nhận được hỗ trợ tối đa cho nghiên cứu này và sẽ luôn nỗ lực để kết quả thu được thật tốt".
Các bệnh nhân trong nghiên cứu này đã bị tổn thương tủy thống trong vòng 6 tháng trước khi thực hiện nghiên cứu, khoảng 80% là nam giới và 74% trở thành bệnh nhân do bị một chấn thương nghiêm trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét