Có thể nói chứng hôi miệng là nỗi ám ảnh lớn nhất của chúng ta, chỉ đứng sau sâu răng.
Đây được xem là vấn đề tế nhị khó nói, khiến bạn không chỉ mất tự tin
trong giao tiếp mà còn gián tiếp cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nào đó
của cơ thể. Để giảm hẳn mùi khó chịu của hơi thở, xin mách bạn vài mẹo
nhỏ dùng thảo dược dưới đây.
Chứng hôi miệng là nỗi ám ảnh lớn nhất của chúng ta
- Rau ngò gai: Lấy một nắm rau
ngò gai cho vào sắc với nước thật đặc, cho thêm một ít muối để lấy nước
ngậm và súc họng. Ngậm vài phút trong miệng rồi mới nhổ ra. Làm như vậy
nhiều lần trong ngày, liên tục 5-6 ngày bệnh sẽ đỡ hơn.
- Cây hương nhu: Lấy 40 gr
hương nhu sắc với 200 ml nước và cô đặc lại lấy nước để ngậm và súc
miệng. Súc miệng nước này thường xuyên vào buổi sáng ngủ dậy và tối
trước khi đi ngủ. Khi súc miệng nên ngậm trong miệng 1-2 phút rồi mới
nhổ ra. Súc miệng liên tục như vậy trong nhiều ngày để cho hơi thở thơm
tho hơn.
- Mật ong và quế: Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.
Mật ong và quế giúp giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày
- Cây hoa quế: Để chữa hôi
miệng, lấy ba lạng hoa quế, một bình rượu gạo, một thìa cà phê muối. Pha
nước muối rửa sạch hoa quế, vớt ra để ráo, để khô tự nhiên, cho hoa quế
vào rượu gạo, đậy kín nắp, sau 30 ngày đem dùng dần.
- Dưa leo: rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.
- Dưa hấu: Dưa hấu ép lấy nước uống.
- Vỏ chanh: Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.
- Vỏ quýt: Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.
- Quả vải khô: Lấy 2-3 quả vải khô, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.
Tuy nhiên, theo lời khuyên của các nha sĩ, vệ sinh răng miệng thường xuyên là biện pháp hữu hiệu nhất để bạn có thể ngăn chặn hơi thở có mùi.
Minh Tâm-Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét