Ngày xưa, nhân dân ta thường dùng quả chín ép lấy dầu để thắp sáng trong
nhà. Lấy ruột quả dùng dây kẽm xỏ thành xâu, phơi khô làm đuốc soi
đường đi ban đêm. Trái chín rụng trôi theo nước, mọc phát tán khắp vùng
rộng lớn, ven sông rạch.
Gỗ mù u có giá trị ngang gỗ dầu, sao núi... Nhân dân thường dùng làm cột, kèo nhà, đóng bàn ghế, tủ giường.Dầu mù u (ép từ hạt) dùng trị vết thương và vết bỏng rất tốt, đã được bào chế thành các sản phẩm. Vỏ thân (da) và trái mù u có mủ (nhựa) màu vàng nhạt. Đặc biệt mủ có nhiều ở vỏ. Mủ mù u trị ghẻ lở, vết thương đặc biệt hay.
Cách làm: Dùng dao bén chặt nhẹ vào thân cây, để qua đêm (chặt đừng để phạm vào thân cây gỗ), mủ chảy đầy vết chặt, sền sệt, cạo lấy phần mủ. Rửa sạch vết thương bằng nước muối nhạt, hoặc cồn y tế, lau khô. Dùng bông sạch nhúng mủ mù u bôi phủ khắp vết thương, mụn, ghẻ lở (nếu mủ mù u bị khô cứng đem hơ lửa cho chảy lỏng, để nguội dùng tiếp vẫn tốt). Bôi độ vài lần, vết thương khô và khỏi hẳn rất nhanh. Đây là biện pháp dân gian được dùng phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta.
Gỗ mù u có giá trị ngang gỗ dầu, sao núi... Nhân dân thường dùng làm cột, kèo nhà, đóng bàn ghế, tủ giường.Dầu mù u (ép từ hạt) dùng trị vết thương và vết bỏng rất tốt, đã được bào chế thành các sản phẩm. Vỏ thân (da) và trái mù u có mủ (nhựa) màu vàng nhạt. Đặc biệt mủ có nhiều ở vỏ. Mủ mù u trị ghẻ lở, vết thương đặc biệt hay.
Cách làm: Dùng dao bén chặt nhẹ vào thân cây, để qua đêm (chặt đừng để phạm vào thân cây gỗ), mủ chảy đầy vết chặt, sền sệt, cạo lấy phần mủ. Rửa sạch vết thương bằng nước muối nhạt, hoặc cồn y tế, lau khô. Dùng bông sạch nhúng mủ mù u bôi phủ khắp vết thương, mụn, ghẻ lở (nếu mủ mù u bị khô cứng đem hơ lửa cho chảy lỏng, để nguội dùng tiếp vẫn tốt). Bôi độ vài lần, vết thương khô và khỏi hẳn rất nhanh. Đây là biện pháp dân gian được dùng phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta.
Nguồn: http://minhtamvietnam-japan.com/home-page